Mã tài liệu: 225129
Số trang: 14
Định dạng: doc
Dung lượng file: 172 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Mục Lục
A: Mở đầu
B: Nội dung
I: Nội dung của chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ
II:Tác động cùng những kết quả đạt được của chương trình hỗ trợ lãi suất đối với nền kinh tế.
III: Những mặt trái trong chính sách hỗ trợ lãi suất
IV: Bài học từ chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ.
C: Kết luận
A: Mở Đầu
Cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ năm 2007 và bùng nổ mạnh vào năm 2008 đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vở của hàng loạt hệ thống ngân hàng, sụt giá chứng khoáng và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới Tình trạng tồi tệ của các tổ chức tài chính đã khiến cho tình trạng đói tín dụng xảy ra ở nhiều nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất thực. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẩn tới suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế cũng ảnh hưởng đến hầu hết các khu vực kinh tế như: nhu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp, nguồn tín dụng của thế giới trở nên cạn kiệt làm cho các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp suy giảm, các dòng ( FDI, FPI, kiều hối) ít đi làm cho cán cân thanh toán trở nên xấu đi, ngành ngân hàng Việt Nam do trình độ liên kết đối với các hệ thống tài chính quốc tế còn rất hạn chế nên ít chịu tác động trực tiếp. Nhưng đối với khu vực doanh nghiệp, tình trạng cạn kiệt tín dụng trên thế giới lại xảy ra đúng vào lúc tín dụng dành cho khu vực doanh nghiệp dân doanh đang khan hiếm và lãi suất vay vẫn đang được duy trì ở mức tương đối cao làm cho các doanh nghiệp rời vào tình trạng khó khăn trong sản xuất, làm các dự án .
Cuộc suy thoái kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng rõ rệt đến khu vực xuất nhập khẩu của Việt Nam mà trong đó mối lo ngại chính là hoạt động xuất khẩu, vốn chiếm 70% GDP. Trong tám tháng đầu năm 2009, xuất khẩu tính theo đôla đã giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Về nhập khẩu, tám tháng đầu năm 2009 đã chứng kiến sự suy giảm còn mạnh mẽ hơn, thấp hơn 28,2% so với cùng kỳ năm trước. Sự xuống dốc tương đối của xuất khẩu và nhập khẩu lại giúp thu hẹp thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, trong đó thâm hụt tài khoản vãng lai được ước đoán ở mức 5 phần trăm của GDP năm 2009, giảm xuống từ 11,9% năm 2008.Còn sự thâm hụt tài chính có khả năng tăng lên đến 9,4% GDP trong năm 2009, phản ánh mức sụt giảm doanh thu và chi phí tiêu dùng tăng lên đáng kể .đó chỉ là một phần những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam
Trước những tình hình khó khăn về kinh tế như vậy đã yêu cầu Chính Phủ công bố gói kích thích bao gồm nhiều biện pháp khác nhau, từ việc trợ cấp lãi suất, hoãn thuế đến việc giải ngân thêm vốn. Những biện pháp đó của chính phủ đã phần nào có những ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế, tin tưởng rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tự tìm đường thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng một cách tốt đẹp.
Bài tiểu luận này sẽ làm sáng tỏ một trong các biện pháp kích thích mà chính phủ đã sử dụng đó là “hỗ trợ lãi suất“ mà chính phủ đã công bố và thực hiện năm 2009. Bao gồm nội dung của biện pháp, những tác động đến sự tăng trưởng của nên kinh tế, nhưng kết quả đạt được, những tiêu cực và nhưng bài học rút ra từ biện pháp này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem