Mã tài liệu: 232053
Số trang: 39
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 886 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Tóm tắt
Gói kích thích kinh tế, đặc biệt là gói hỗ trợ lại suất 4%, đã giúp các doanh nghiệp giải quyết được
sự khan hiếm vốn lưu động, mạnh dạn vay vốn sản xuất, mở rộng đầu tư, và nhờ đó đạt được kết quả
kinh doanh khả quan hơn. Phân tích từ nhóm các doanh nghiệp trong bộ điều tra PCI 2009 cho thấy
các doanh nghiệp có xu hướng thuê thêm lao động, tăng vốn và có cái nhìn lạc quan về kế hoạch sản
xuất kinh doanh trong tương lai. Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần có xu
hướng sử dụng gói hỗ trợ lãi suất tốt hơn so với các khu vực sở hữu khác. Tuy nhiên, phân tích cũng
từ nhóm các doanh nghiệp trong bộ điều tra PCI 2009 cho thấy tác động của gói hỗ trợ kinh tế đối với
doanh nghiệp không thực sự lớn. Mức chênh lệch về số lao động được thuê trước và sau khi có
chương trình hỗ trợ lãi suất là tương đối nhỏ. Các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản hoặc
thuộc loại doanh nghiệp có quy mô vừa thì có xu hướng tăng số lao động hơn là tăng đầu tư cho sản
xuất hoặc mua sắm máy móc, thiết bị. Điều này hàm ý rằng gói hỗ trợ lãi suất chỉ giúp các doanh
nghiệp trong hoạt động ngắn hạn mà không có tác dụng hỗ trợ trong dài hạn.
Nhận định này được củng cố bởi phân tích từ các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hà
Nội và Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp trong mẫu phân tích có xu hướng vay vốn ngắn hạn để tăng
vốn lưu động nhằm khai thác cơ sở sản xuất hiện có hơn là đầu tư mở rộng. Vốn dành cho sản xuất có
xu hướng tăng chậm dần theo các quý. Trong khi đó, vốn dành cho các tài sản đầu cơ lại có xu hướng
tăng dần. Điều này ngụ ý rằng một phần của các khoản vay ưu đãi đã được sử dụng cho các mục đích
khác chứ không phải cho đầu tư mới.
Các tác giả
TS. Edmund Malesky: nhận bằng Tiến sỹ Khoa học Chính trị tại Đại học Duke; Trưởng
nhóm nghiên cứu của Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI) của Cơ
quan Hợp tác Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp thực hiện.
ThS., NCS. Đinh Tuấn Minh: đang trong giai đoạn hoàn thành chương trình Tiến sỹ
Kinh tế tại Viện MERIT, Đại học Maastricht, Hà Lan; chuyên gia kinh tế về tổ chức ngành và
kinh tế học thể chế; từng tham gia nhóm tư vấn chính sách của Bộ tài chính; nghiên cứu viên
cao cấp của VEPR.
TS. Nguyễn Đức Thành: nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế Phát triển tại Viện Nghiên cứu
Chính sách Quốc gia(GRIPS), Nhật Bản; chuyên gia về kinh tế vĩ mô; từng tham gia Nhóm
Tư vấn Chính sách của Bộ Tài chính; Giám đốc kiêm Kinh tế trưởng của VEPR.
TS. Tô Trung Thành: nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế tại Đại học Birmingham, Vương Quốc
Anh; giảng viên Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân; chuyên gia kinh tế học, phân
tích kinh tế lượng và các mô hình dự báo; cộng tác viên của VEPR.
Mục lục
Bối cảnh và tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 6
Nội dung của chính sách hỗ trợ lãi suất .8
Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất .9
Cơ sở lí thuyết và kinh nghiệm thế giới của chính sách hỗ trợ lãi suất .10
Bản chất của chính sách hỗ trợ lãi suất trong giai đoạn suy thoái .11
Hỗ trợ lãi suất ở thời điểm bình thường .11
Hỗ trợ lãi suất trong giai đoạn suy thoái 14
Đánh giá ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất tới khu vực doanh nghiệp thông qua kết
quả điều tra PCI 2009 15
Phương pháp nghiên cứu và các biến sử dụng .16
Phương pháp nghiên cứu .16
Lựa chọn biến số 18
Kết quả ước lượng 19
Phương pháp hồi quy .19
Phương pháp “Điểm xu hướng” .21
Nhận xét chung 24
Xem xét tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất thông qua các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán .25
Phương pháp nghiên cứu .25
Dưới đây là các chỉ số mà chúng tôi sử dụng để phân tích: .26
Kết quả phân tích .26
Tác động tới vốn lưu động .26
Tác động tới hành động huy động vốn và vay nợ 27
Tác động tới hành vi đầu tư .30
Nhận xét chung 31
Một số nhận định về ảnh hưởng vĩ mô của gói hỗ trợ lãi suất .32
Kết luận và hàm ý chính sách 34
Tài liệu tham khảo .37
Danh mục bảng
Bảng 1. Các gói kích thích kinh tế của Chính phủ, 2009 .5
Bảng 2. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến ngày 24/12/2009 .10
Bảng 3. Mô tả và đo lường các biến 18
Bảng 4. Ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy (3.2) 20
Bảng 5. Mô hình logit về xác suất tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất 21
Bảng 6. Tác động của gói hỗ trợ lãi suất lên hoạt động của doanh nghiệp .23
Bảng 7. Tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất theo đặc điểm của doanh nghiệp .24
Bảng 8. Cơ cấu nguồn vốn, QI/2007 đến QIV/2009 .28
Danh mục hình
Hình 1. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo đối tượng vay vốn, 2009 10
Hình 2a. Tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hành vi đầu tư của doanh nghiệp
trong điều kiện bình thường .12
Hình 2b. Tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hành vi đầu tư của doanh nghiệp
trong điều kiện suy thoái 13
Hình 3. Tỉ lệ tiền mặt trên nợ ngắn hạn, QI/2007 đến QIV/2009 27
Hình 4. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh, QI/2007 đến QIV/2009 .28
Hình 5. Chỉ số biến động huy động vốn và vay nợ, QI/2007 đến QIV/2009 (QIV/2008 = 100)
29
Hình 6. Cơ cấu các loại tài sản, QI/2007 đến QIV/2009 .30
Hình 7. Chỉ số biến động các loại tài sản (QIV/2008 = 100) .3
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16