Mã tài liệu: 288580
Số trang: 44
Định dạng: zip
Dung lượng file: 140 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế quốc tế hoá đời sống sản xuất ngày càng sâu và rộng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó có mạng lưới giao thông, đóng một vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo, duy trì và nâng cao tính cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, giao lưu du lịch văn hoá, đào tạo ...tạo điều kiện cho các ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực phát triển. Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất miền Bắc Việt Nam, quy tụ đầy đủ các phương thức giao thông: đường bộ, đường sông, đường sắt, đường hàng không, là nơi hội tụ các tuyến giao thông trong nước và quốc tế. Vì vậy việc xây dựng các định hướng và các giải pháp phát triển hệ thống mạng lưới giao thông đáp ứng cho việc hội tụ kinh tế khu vực và quốc tế là đặc biệt quan trọng, đồng thời cũng cần phải tính đến những đặc điểm riêng của Hà Nội như: đặc điểm là một đô thị cổ, mật độ di tích văn hoá, lịch sử đậm đặc, tốc độ đô thị hoá cao, Hà Nội còn là điểm nút giao thông quan trọng ở phía Bắc với mật độ và lưu lượng phương tiện giao thông lớn .
Hơn nữa, Hà Nội là một trong các cực quan trọng nhất của tam giác tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng Bắc bộ. Hệ thống giao thông giữ vai trò là mạng lưới giao thông đối ngoại cho Thủ đô Hà Nội và cùng với mạng lưới giao thông nội thị là cơ sở có tính quyết định cho sự phát triển kinh tế cả vùng nói chung và Hà Nội nói riêng.
Chính vì vậy Hà Nội nhanh chóng trở thành tâm điểm của cả nước, có sức hút vô cùng lớn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện các luồng di dân từ bên ngoài vào với hy vọng tìm được việc làm, nhằm cải thiện đời sống của họ. Với thực tế của Hà Nội là có quy mô dân số đông, thêm vào đó là sự di dân từ bên ngoài vào thành phố đã gây ra sự quá tải về dân số trong đô thị. Tình trạng này đã phát sinh nhiều vấn đề khó khăn cần nhanh chóng giải quyết, như: tình trạng thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, thiếu việc làm, và đặc biệt làm tăng mật độ đi lại trong thành phố nên thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông. Mật độ đi lại tăng cao không chỉ ảnh hưởng đến thời gian đi lại của người dân, gây ô nhiễm môi trường mà còn làm tăng chi phí đi lại, chi phí cơ hội của mỗi người, và do đó làm tăng chi phí xã hội, gây lãng phí tiền của của cả người dân và cả xã hội. Ngoài ra, điều này còn ảnh hưởng tới chất lượng hệ thống giao thông, từ đó sẽ làm giảm sức hút của bản thân mỗi đô thị, dẫn đến làm giảm sự thu hút nguồn vốn đầu tư từ ngoài vào, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển KT - XH của Hà Nội nói riêng và cả nước nơi chung.
Như vậy ta có thể thấy được tầm quan trọng của hệ thống giao thông đô thị đối với sự phát triển kinh tế của mỗi đô thị nói riêng và của cả nước nói chung. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa của nước ta hiện nay, muốn phát triển kinh tế nhất thiết phải có sự đầu tư của nước ngoài bởi đó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nguồn vốn để phát triển đô thị. Mà muốn thu hút được đầu tư của nước ngoài thì nước ta cần phải quan tâm cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật sao cho đồng bộ và hoàn chỉnh. Đó chính là điều kiện cần để thu hút nguồn vốn đầu tư. Trong đó hệ thống giao thông đường bộ là một trong những thành phần quan trọng nhất cấu thành nên hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy công tác nâng và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết trong sự nghiệp phát triển KT - XH.
Sau quá trình thực tập tại Ban Quản lý dự án duy tu giao thông đô thị, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ đô thị. Vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài: “Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội ”.
Chuyên đề thực tập này có bố cục ( ngoài lời mở đầu và kết luận) gồm 3 chương chính:
â Chương I: Cơ sở lý luận về công tác nâng cấp và cải tạo hệ thông giao thông đường bộ.
â Chương II: Đánh giá thực trạng của công tác nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 1998 - 2004.
â Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 189
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 265
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 253
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16