Mã tài liệu: 220745
Số trang: 60
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 470 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu hành vi tiêu dùng nhiên liệu của người đi xe gắn máy tại trung tâm thành
phố Long Xuyên và đo lường mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với thương hiệu
Petrolimex được thực hiện, nhằm cung cấp thông tin cho các cửa hàng bán lẻ, các Công ty kinh
doanh xăng dầu, đặc biệt là Công ty Xăng dầu An Giang trong việc truyền tải thông tin đến
Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam trong thiết lập các kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing,
thực hiện chiến lược kinh doanh.
Mô hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng dựa trên lý thuyết hành vi tiêu dùng và
thương hiệu. Phương pháp nghiên cứu thông qua 3 bước -nghiên cứu sơ bộ lần 1, nghiên cứu
sơ bộ lần 2 và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ lần 1 sử dụng kỹ thuật thảo luận tay
đôi nhằm khai thác các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu. Kết quả của lần nghiên cứu này,
là một bảng câu hỏi phỏng vấn về hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy và đo lường
mức độ nhân biết của người tiêu dùng đối với thương hiệu Petrolimex. Nghiên cứu sơ bộ lần 2
được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhằm kiểm soát lại ngôn ngữ, cấu trúc
thông tin của bảng câu hỏi và để loại thải những biến không cần thiết. Nghiên cứu chính thức
là một nghiên cứu định lượng cũng thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhưng
trên một bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh, với một mẫu có kích thước n = 250. Các dữ liệu sau
khi thu thập được xử lý và phân tích dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 13.0. Quá trình làm
sạch dữ liệu sau thu thập cho cỡ mẫu n =155. Kết quả của đề tài nghiên cứu bao gồm các phần
sau:
Kết quả của quá trình nghiên cứu hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy cho
thấy, hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy khá đơn giản. Khi quyết định chọn loại
xăng sử dụng, mức độ người tiêu dùng chịu ảnh hưởng từ phía người bán và mọi người khá
cao. Người tiêu dùng có quan tâm đến việc tìm kiếm các thông tin có liên quan trong tiêu dùng
xăng nhưng mức độ quan tâm của họ không nhiều. Các tiêu chí được người tiêu dùng quan tâm
để so sánh giữa các cửa hàng là cửa hàng của Nhà nước, cửa hàng có vị trí thuận lợi cho xe
dừng, cửa hàng bán xăng đúng chất lượng, cửa hàng có nhân viên phục vụ vui vẻ nhanh và cửa
hàng bán xăng đủ số lượng. Tuy nhiên, phần lớn người tiêu dùng rất ít nhận được mức độ hài
lòng tối ưu khi so với các tiêu chí của họ. Song, trước khi đi xa, đại bộ phận người tiêu dùng
đều quyết định đến với cửa hàng xăng dầu thường đổ để đổ xăng dự phòng. Thực trạng giá
xăng tăng, không làm cho người tiêu dùng xăng phản ứng nhiều đối với việc phải hạn chế sử
dụng xe gắn máy lại. Cách thức đổ xăng phổ biến nhất của người tiêu dùng là đổ theo túi tiền
hay theo một mức tiền cố định. Hành vi sau mua của người tiêu dùng không quá phức tạp, tỷ
trọng giữa nhóm có quan tâm so sánh về chất lượng cũng như về số lượng không có sự cách
biệt đáng kể với nhóm không so sánh.
Kết quả nghiên cứu nhận biết thương hiệu Petrolimex thể hiện, mức độ người tiêu dùng
có thể phân biệt được Petrolimex trong một tập các thương hiệu cạnh tranh chỉ ở mức tương
đối. Mặc dù có rất nhiều người tiêu dùng quen thuộc với biểu tượng chữ P, tỷ trọng người tiêu
dùng có thể biết được ý nghĩa biểu tượng chữ P là của doah nghiệp kinh doanh xăng dầu và tên
của doanh nghiệp sở hữu biểu tượng chữ P giữ mức trung bình khá. Người tiêu dùng có công
nhận chất lượng xăng ở tại các cửa hàng mang biểu tượng của Petrolimex. Phần lớn người tiêu
dùng khi biết đến Petrolimex đều biết đến Công ty Xăng dầu An Giang và họ cũng có đánh giá
khá cao mức độ cung ứng về số lượng lẫn thái độ nhân viên tại các cửa hàng mang biểu tượng
Petrolimex. Tuy nhiên hầu hết người tiêu dùng đều cho rằng Công ty Xăng dầu An Giang là
thành viên của Petro Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, trong tất cả các biến nhân khẩu học thu được thì có
tuổi tác và trình độ học vấn có dẫn đến sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng và mức độ nhận
biết thương hiệu Petrolimex. Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi có ảnh hưởng đến kết quả nhận
định ở bước tìm kiếm thông tin trong phần nghiên cứu hành vi tiêu dùng và ở bước đo lường
mức độ nhận biết “thông qua biểu tượng để xác định đâu là doanh nghiệp có kinh doanh xăng
dầu?” trong phần nhận biết thương hiệu. Sự khác biệt về trình độ học vấn có ảnh hưởng đến
khả năng xác định đúng tên doanh nghiệp đầu mối và mức độ nhận biết về Công ty Xăng dầu
An Giang.
Với những kết quả trên, mặc dù phạm vi lấy mẫu còn hạn chế, chỉ mới tập trung khảo
sát nghiên cứu người tiêu dùng xăng tại trung tâm thành phố Long Xuyên, nhưng đề tài nghiên
cứu hy vọng có thể đóng góp phần nhỏ vào quá trình lập kế hoạch bán hàng, kế hoạch
marketing hay chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung và
Công ty Xăng dầu An Giang nói riêng.
MỤC LỤC
TÓM TẮT
MỤC LỤC
Danh Mục Sơ Đồ - Các Hình
Danh Mục Các Bảng
Danh Mục Các Biểu Đồ
Chương 1. GIỚI THIỆU
1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu 2
1.5 Kết cấu báo cáo nghiên cứu 2
Chương 2. CÔNG TY XĂNG DẦU AN GIANG
2.1 Giới thiệu 4
2.2 Lịch sử hình thành Công ty Xăng dầu An Giang 4
2.3 Tổ chức Công ty và trong quan hệ với Petrolimex 4
2.4 Hoạt động kinh doanh của Công ty 5
2.5 Tóm tắt 8
Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1 Giới thiệu 9
3.2 Hành vi tiêu dùng 9
3.2.1 Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng 9
3.2.2 Những ảnh hưởng tâm lý lên hành vi người tiêu dùng 11
3.3 Thương hiệu 12
3.3.1 Thương hiệu là gì? 12
3.3.2 Thành phần của thương hiệu 13
3.3.3 Giá trị thương hiệu 14
3.4 Mô hình nghiên cứu 15
3.5 Tóm tắt 15
Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Giới thiệu 16
4.2 Thiết kế nghiên cứu 16
4.3 Nghiên cứu sơ bộ 17
4.4 Nghiên cứu chính thức 19
4.4.1 Mẫu 19
4.4.2 Thông tin mẫu 19
4.5 Tóm tắt 20
Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1 Giới thiệu 22
5.2 Hành vi tiêu dùng 22
5.2.1 Nhận thức nhu cầu 22
5.2.2 Tìm kiếm thông tin 23
5.2.3 Đánh giá và quyết định mua 24
5.2.4 Hành vi sau mua 26
5.3 Nhận biết thương hiệu 28
5.4 Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học 33
5.4.1 Ảnh hưởng lên hành vi tiêu dùng 33
5.4.2 Ảnh hưởng lên mức độ nhận biết thương hiệu Petrolimex 34
5.5 Tóm tắt 34
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Giới thiệu 36
6.2 Kết quả chính của đề tài nghiên cứu 36
6.2.1 Về hành vi tiêu dùng 36
6.2.2 Về mức độ nhận biết thương hiệu Petrolimex 36
6.2.3 Về ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học 38
6.3 Kiến nghị 38
6.4 Hạn chế của đề tài nghiên cứu 39
Phụ lục
1. Dàn bài thảo luận tay đôi 42
2. Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức 43
3. Ảnh hưởng của tuổi tác lên hành vi tiêu dùng 47
4. Ảnh hưởng của tuổi tác lên mức độ nhận biết thương hiệu 47
5. Ảnh hưởng của trình độ học vấn lên mức độ nhận biết thương hiệu 47
Tài liệu tham khả
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 210
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 210
👁 Lượt xem: 687
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16