Mã tài liệu: 243312
Số trang: 17
Định dạng: doc
Dung lượng file: 2,499 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. Môi trường kinh tế vĩ mô
Chính sách cải cách và mở cửa năm 1978 đã giúp kinh tế Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Thập kỷ 80, GDP tăng trưởng ở mức 12%/năm, thập kỷ 90 khoảng 9,5%/năm. Mặc dù khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á và kinh tế toàn cầu đi vào giai đoạn trì trệ đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc, song tăng trưởng vẫn ở mức cao. Năm 2000 GDP đạt 8%, và năm 2001 là 7%. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã và sẽ tăng sức ép đối với tương lai kinh tế của Trung Quốc, nhưng tình trạng này có thể sẽ không nghiêm trọng vì công nghệ thông tin (ngành đầu tiên bị tác động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu) không chiếm phần lớn trong xuất khẩu Trung Quốc. Thêm vào đó, tác động của suy thoái sẽ không lớn do chi tiêu trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài đều tăng. Cho dù nền kinh tế có tăng trưởng chậm hơn mục tiêu Chính phủ đề ra, Trung Quốc vẫn vượt xa tất cả các nước châu á khác, kể cả liên minh Châu Âu và Mỹ.
Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng GDP thế giới và Trung Quốc
Nguồn: USDA. 2000
Chính phủ Trung Quốc đã chống lại sức ép phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) trong khi đồng tiền của nhiều đối tác thương mại và cạnh tranh đều đã phá giá mạnh. Để tạo điều kiện cho người xuất khẩu và duy trì một đồng tiền mạnh, Trung Quốc đã thi hành một số chính sách có lợi cho xuất khẩu. Năm 1991, Chính phủ xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu, nhưng vẫn khuyến khích xuất khẩu thông qua giảm thuế, cung cấp các khoản vay lãi suất thấp và thi hành các chương trình trợ cấp gián tiếp khác. Năm 2000, xuất khẩu Trung Quốc tăng 27,8% và nhập khẩu tăng 35,8% so với năm 1999.
Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách tài khoá năng động, tăng chi tiêu nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh cầu trong nước. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã thực hiện một loạt chính sách kích cầu tiêu dùng như giảm tỉ lệ lãi suất tiết kiệm, tăng tín dụng và tăng ngày nghỉ. Nhờ những biện pháp này, tốc độ chi tiêu của người tiêu dùng trong 3 năm qua tăng nhanh hơn GDP. Đầu tư nước ngoài (FDI) cũng đã tăng mạnh trong năm 2000 và năm 2001. Trung Quốc gia nhập WTO càng thu hút FDI mạnh.
Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc vẫn không đồng đều, chỉ tập trung ở vùng thành thị và duyên hải phía Đông. ở phần lớn các vùng còn lại của Trung Quốc, đặc biệt phía Tây, mức tăng trưởng và hiện đại hoá vẫn rất trì trệ ngay cả trong những năm Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao nhất. Đặc biệt vùng hải đảo như An Huy, Tứ Xuyên và Thiểm Tây bị tụt hậu so với các vùng duyên hải như Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang và Giang Tô.
Nông nghiệp tăng trưởng chậm hơn các ngành khác nên những vùng dựa chủ yếu vào nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây ngành nông nghiệp trì trệ là một trong những nguyên nhân dẫn đến khoảng cách thu nhập ngày càng tăng giữa thành thị và nông thôn. Mức tăng thu nhập ròng bình quân đầu người nông thôn giảm liên tục trong 4 năm trở lại đây, chỉ còn ở mức 2,1% năm 2000, đạt 2253 NDT. Trong khi đó năm 2000 thu nhập thành thị tăng 6,4%, đạt 6280 NDT .
Theo Hồ An Cương (Hu Angang) tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh bởi hai nhân tố. Một là ảnh hưởng trực tuyến do vốn đầu tư cho sản xuất tăng sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh trong một thời gian ngắn mà không cần những thay đổi về cơ cấu ngành hay công nghệ. ảnh hưởng thứ 2 là ảnh hưởng của năng suất, ở đây sáng kiến công nghệ, trình độ quản lý và cơ cấu của các ngành công nghiệp cùng với cải tổ tổ chức là động lực tăng trưởng về dài hạn. Trong kinh tế học, nhân tố ảnh hưởng đầu sẽ dẫn đến sự chuyển dịch năng lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất còn nhân tố sau sẽ làm dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất dẫn đến tăng năng lực sản xuất
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16