Mã tài liệu: 276750
Số trang: 22
Định dạng: zip
Dung lượng file: 91 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN I.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
I./ Lao động- Một yếu tố nguồn lực của tăng trưởng và phát triển kinh tế
1./ Nguồn nhân lực và nguồn lao động
1.1./ Nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật có khẳ năng tham gia lao động trừ những người không còn khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt, mặt thứ nhất về số lượng trong đó là tổng số những ngươif trong độ tuổi lao động và thời gian có thể huy động được ở họ. Việc quy định cụ thể độ tuổi lao động của mỗi nước (kể cả cận trên và cận dưới) là rất khác nhau, tuỳ theo yêu cầu của trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. ở Việt nam, trước đây độ tuổi lao động quy định từ 16 60 tuổi (với nam) và 16 55 (với nữ). Hiện nay theo bộ luật lao động quy định lại là 15 60 (với nam) và 15 55 (với nữ). Mặt thứ hai về chất lượng nguồn nhân lực, đó là trình độ chuyên môn và sức khoẻ của người lao động. ở Việt nam, trình độ chuyên môn được kiểm tra bằng cách thi tay nghề (với công nhân kỹ thuật) và thi công chức (với cán bộ). Sức khoẻ để làm việc là yếu tố thiết yếu đòi hỏi phải có người lao động, cho nên khi tuyển dụng lao động phải kiểm tra sức khoẻ trước sau đó mới kiểm tra đến trình độ chuyên môn.
1.2./ Nguồn lao động.
Nguồn lao động là một bộ phận của dân số trong độ tuổi quy định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những người không có việc làm đang tích cực tìm việc làm. Nguồn lao động là một bộ phận những người tham gia lao động và trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Cũng như nguồn nhân lực thì Nguồn lao động được biểu hiện tren hai mặt số lượng và chất lượng. So sánh với khái niệm nguồn nhân lực thì Nguồn lao động có một số người được tính vào nguồn nhân lực nhưng không được tính vào Nguồn lao động. đó là những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm việc làm (những người đang đi học, những người đang làm nội trợ trong gia đình mình và những người nghỉ hưu trước tuổi theo quy định).
1.3./Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm
Nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn mối hệ biện chứng giữa phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm được mô tả theo sơ đồ 1
Sơ đồ 1
Ở khung A, đó là sự hội tụ của cung và cầu về lao động với giá tiền công lao động phù hợp. Ở khung B, đó là sự phát triển liên tục của nguồn nhân lực thông qua giải quyết việc làm, tức là sử dụng lao động trong quá trình lao động. Sơ đồ này cho thấy quá trình sự gắn kết giữa phát triển nguồn nhân lực và phát triển việc làm là một quá trình hoạt động, phát triển không ngừng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 221
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16