Mã tài liệu: 279219
Số trang: 63
Định dạng: zip
Dung lượng file: 400 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Khi Việt Nam chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cùng với sự ổn định và phát triển kinh tế, nhiều mô hình doanh nghiệp, nhiều loại hình kinh doanh trong đó có kinh doanh Ngân hàng, được tập trung đầu tư và phát triển. Ngành kinh doanh Ngân hàng là một trong những dịch vụ quan trọng hàng đầu và rất cần thiết trong cơ chế thị trường. Bên cạnh những đóng góp tích cực làm thay đổi đời sống kinh tế-xã hội cũng như trong công cuộc Hiện đại hoá và Công nghiệp hoá đất nước, hoạt động Ngân hàng còn đòn bẩy kinh tế, là công cụ kiềm chế và đẩy lùi lạm phát nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế-xã hội đang từng bước có những chuyển biến về cơ chế chính sách, cùng với sự phát triển và cạnh tranh của nhiều thành phần kinh tế ở trong và ngoài nước, Ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu giúp cho sự vận động hàng hoá, tiền tệ được nhanh chóng, thuận lợi hơn nhằm đạt hiệu quả đầu tư lớn nhất. Ngân hàng đã trở thành chiếc cầu nối, tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế lớn mạnh không ngừng. Hệ thống NHTM được ví như huyết mạch của nền kinh tế. Để có một hệ thống tài chính Ngân hàng tốt Nhà nước đã đề ra chiến lược kinh tế:Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính, tiền tệ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế xã hội .
Trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, ngành nông nghiệp chiếm 80% với mạng lưới các Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn được phân bố rất rộng với nhiều chi nhánh ngân hàng trực thuộc khắp các tỉnh, thành phố vừa làm nhiệm vụ kinh doanh vừa làm chính sách. Trong những năm qua hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn không ngừng tạo dựng và duy trì niềm tin với khách hàng, nâng cao uy tín đã cùng với các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác đóng góp to lớn vào thực hiện thành công các mục tiêu của toàn ngành Ngân hàng.
Chức năng nhiệm vụ to lớn trên của Ngân hàng đặt ra cho Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng nông nghiệp Hà Nội nói riêng phải lành mạnh về tài chính, vững chắc về quản lý. Hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là huy động và sử dụng nguồn , nên việc nghiên cứu tính cân đối giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn nhằm cân đối trong hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề đặt ra trong công tác quản lý của cán bộ lãnh đạo Ngân hàng.
Với mục tiêu gắn liền với lý luận khoa học và thực tiễn, qua quá trình thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của ban lãnh đạo, các cán bộ phòng tín dụng, các thầy cô giáo,em đã cân nhắc và chọn đề tài:Giải pháp về tính cân đối giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn vốn nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.
Đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: Huy động vốn-sử dụng vốn. Nghiệp vụ chính yếu của một Ngân hàng thương mại.
CHƯƠNG II: Thực trạng về cân đối giữa huy động và sử dụng nguồn vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.
CHƯƠNG III: Một số ý kiến về việc tăng cường khả năng cân đối giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 244
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 225
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 236
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 238
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16