Mã tài liệu: 211495
Số trang: 110
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 945 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mang đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng mang lại không ít thách thức. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng, một trong những lĩnh vực khá nhạy cảm đối với nền kinh tế thì những thách thức này lại càng lớn hơn.
Thách thức thứ nhất, từ đầu năm 2008 thị trường chứng khoán giảm mạnh làm giá cổ phiếu ngân hàng quay về mệnh giá, lạm phát cao chính phủ áp dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát làm cho các ngân hàng thiếu vốn đua nhau tăng lãi suất và phải đi vay liên ngân hàng với lãi suất cao, nhiều ngân hàng nhỏ có nguy cơ phá sản.
Thách thức thứ hai, các tổ chức kinh tế đua nhau thành lập ngân hàng mà ngành nghề kinh doanh của tổ chức thành lập hoàn toàn trái ngược làm cho số lượng ngân hàng nội địa ở nước ta lên đến 42 ngân hàng, số lượng này nhiều nhưng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng chưa cao, quy mô vốn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, công tác quản lý điều hành còn yếu, ngoại trừ một vài ngân hàng lớn, còn lại hầu hết các ngân hàng chưa phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ mà chỉ tập trung vào sản phẩm dịch truyền thống là cho vay và thanh toán mà sản phẩm truyền thống sẽ không còn thu được lợi nhuận cao như trước đây nữa.
Thách thức thứ ba, theo tiến trình hội nhập WTO mà Việt Nam đã ký kết, đến năm 2010 sẽ không có sự phân biệt giữa các tổ chức tín dụng trong nước và các tổ chức tín dụng nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, điều này có nghĩa là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép mở rộng mạng lưới, trở thành các ngân hàng bán lẻ với công nghệ hiện đại, năng lực tài chính dồi dào, sản phẩm và dịch vụ phong phú, đa dạng, được đi sâu vào thị trường Việt Nam và mở rộng đối tượng khách hàng. Như vậy trong tương lai các ngân hàng trong nước không những phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Thách thức thứ tư là các tổ chức kinh tế nước ngoài đã tham gia góp vốn mua cổ phần của các ngân hàng nội địa dưới danh nghĩa hợp tác chiến lược nhằm thâm nhập thị trường tài chính một cách nhanh chóng nhưng hiện nay tỷ lệ góp vốn còn ở mức khống chế, trong tương lai khi Việt Nam thực hiện cam kết mở cửa nhà nước sẽ không còn khống chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng nội địa nữa. Lúc đó, nếu không đủ năng lực cạnh tranh các ngân hàng nội địa có thể bị các tổ chức nước ngoài “nuốt chửng”.
Chính vì những thách thức trên mà các ngân hàng trong nước ngay từ bây giờ phải tìm cách tăng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh của mình. Để làm được điều này một cách chóng không có con đường nào khác hơn là các ngân hàng nội địa thực hiện hoạt động sáp nhập, mua lại theo định hướng phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng, có nghĩa là đối tượng để ngân hàng sáp nhập, mua lại không phải là tùy tiện mà phải phù hợp và có định hướng thì mới có thể tận dụng những lợi thế của nhau, hợp tác để cùng nhau phát triển. Đối tượng để sáp nhập, mua lại đó là các ngân hàng và các công ty hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư và một số các lĩnh vực khác có liên quan chặt chẽ và phục vụ trực tiếp cho hoạt động ngân hàng. Thực tế, hầu hết các tập đoàn Tài chính ngân hàng lớn mạnh trên thế giới như Citigroup, JP Morgan Chase, Standard Chartered Bank đều có quá trình hình thành và phát triển tập đoàn gắn với quá trình sáp nhập và mua lại.
Tuy nhiên, vấn đề sáp nhập, mua lại cũng như thuật ngữ tập đoàn tài chính ngân hàng hiện nay vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam trong khi đây lại là những vấn đề hết sức quan trọng cần phải thực hiện ngay trong giai đoạn hiện nay. Vì tính cấp thiết này, học viên chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo định hướng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam”.
2. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề sau:
- Những lý luận về hoạt động sáp nhập, mua lại ngân hàng và khái quát về tập đoàn tài chính ngân hàng.
- Phân tích thực trạng sáp nhập, mua lại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hướng đến hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua.
- Trên cơ sở lý luận và thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sáp nhập, mua lại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hướng đến hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu hoạt động sáp nhập, mua lại trong ngành tài chính ngân hàng với mục đích hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng. Đối tượng
và phạm vi nghiên cứu ở đây là hoạt động sáp nhập, mua lại của ngân hàng và các công ty có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh doanh ngân hàng như công ty bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản, đầu tư
4. Phương pháp nghiên cứu:
Tiến hành phát phiếu thăm dò khảo sát thực tế, thu thập các thông tin và dữ liệu từ các báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại, tổng cục thống kê, báo chí, trang web, tạp chí nghiên cứu, các tài liệu trong và ngoài nước . và sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh để xử lý số liệu thu thập được.
5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày gồm 3 phần:
Chương 1: Lý luận về hoạt động sáp nhập, mua lại ngân hàng và tập đoàn TCNH
Chương 2: Thực trạng hoạt động sáp nhập, mua lại ngân hàng hướng đến hình thành tập đoàn TCNH tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo định hướng hình thành tập đoàn TCNH tại Việt Na
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 751
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 17