Mã tài liệu: 268916
Số trang: 71
Định dạng: zip
Dung lượng file: 458 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời nói đầu
Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến đổi to lớn. Cột mốc đánh dấu sự thay đổi lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam chính là việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO trong năm 2007 sau quá trình chuẩn bị 11 năm với hơn 200 cuộc đàm phán. Gia nhập vào WTO cũng có nghĩa là Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào sân chơi chung của thế giới, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Một trong những thách thức to lớn mà Việt Nam sẽ gặp phải đó là sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng theo qui định chung khi gia nhập vào ngôi nhà WTO. Đứng trước tình hình sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh khi hội nhập, khối doanh nghiệp Việt Nam nói chung và hệ thống các doanh nghiệp nhà nước nói riêng đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém như: công nghệ lạc hậu, tài sản manh mún, cơ chế quản lý cứng nhắc, trình độ quản lý thấp kém, tinh thần người lao động sa sút.... Nói chung phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đều lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ, làm ăn cầm chừng.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Khu vực kinh tế Nhà nước như: cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước, sắp xếp chuyển lại các doanh nghiệp Nhà nước theo mô hình công ty mẹ-con, công ty trách nhiệm hữu hạn hay thực hiện các hình thức bán khoán, cho thuê, hay giải thể các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả... trong đó cổ phần hoá được coi là giải pháp hàng đầu, có khả năng mang lại lợi ích hài hoà cho Nhà nước cũng như cho nhiều bộ phận xã hội khác.
Đứng trước xu thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, đòi hỏi Việt nam phải có những chuyển biến mạnh mẽ cả về kinh tế và chính trị , như vậy sẽ chủ động trong vấn đề hội nhập và quan hệ quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Công cuộc chuyển đổi doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng là điều kiện bắt buộc không chỉ để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài mà còn để có thể tham gia sân chơi theo đúng điều lệ từ WTO. Việc cải cách hệ thống pháp luật theo hướng phù hợp với qui định của WTO là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Do đó bộ luật doanh nghiệp Việt Nam đã được ban hành vào các năm 1999, 2003 và 2005 đã có những tác động to lớn trong công cuộc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là cổ phần hóa diễn ra dù đã đạt được những thành tựu nhất định xong vẫn còn diễn ra chậm và khó có thể hoàn thành theo đúng mốc thời gian khi luật doanh nghiệp nhà nước năm 2005 sẽ hết hiệu lực vào ngày 1-7-2010 trong khi vẫn còn khoảng 1507 doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại. Đứng trước khó khăn đó chính phủ đã ban hành nghị quyết chuyển đổi những doanh nghiệp đang tồn tại sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên để giải tỏa áp lực về mặt thời gian. Sau đó khối doanh nghiệp vẫn được hướng đến mục tiêu cổ phần hóa như đã định. Chính vì vậy thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước đã trở thành một mục tiêu vô cùng quan trọng và cần thiết đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời điểm này.
Với những lí do nêu trên em xin mạnh dạn trình bày những quan điểm, nghiên cứu trong chuyên đề thực tập với đề tài: “Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.”
Chuyên đề thực tập của em gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
Phần II: Thực trạng cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Phần III: Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Trong khuôn khổ bài viết, mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, sưu tầm tài liệu và nghiên cứu về đề tài trên xong em vẫn không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Vì vậy em rất mong có được sự chỉ bảo của thầy cô để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn cùng các cô bác, anh chị trong ban cải cách và phát triển doanh nghiệp thuộc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 236
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 214
⬇ Lượt tải: 16