Mã tài liệu: 272273
Số trang: 101
Định dạng: zip
Dung lượng file: 885 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thương mại toàn cầu, bất kỳ quốc gia nào cũng phải quan tâm tới vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Trong đó xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng, góp phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, làm cân bằng cán cân thương mại, tăng đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh trên thế giới. Việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới - WTO lại càng tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung, tăng trưởng cho kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam nói riêng. Song, nền kinh tế sau hội nhập cũng đang phải gồng mình lên trước khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ chính các nước mà ta đã nghĩ rằng sẽ đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, mà sự tác động trực tiếp là đối với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bong bong bất động sản có nguyên nhân sâu xa từ tín dụng dưới chuẩn tràn lan đã nổ như báo hiệu sự xuất hiện của khủng hoảng tại nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới – Hoa Kỳ. Khủng hoảng tài chính càng làm cho suy thoái kinh tế đã xuất hiện lại càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Biểu hiện mạnh mẽ của suy thoái và khủng hoảng ở các nước phát triển không cần phải đề cập đến nhiều vì đã quá rõ và đó cũng là nguyên nhân khiến cho các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi bắt đầu cảm thấy sức nóng của mình. Sự ảnh hưởng lớn nhất có thể dễ dàng nhận ra đó là sự tụt dốc của ngành xuất khẩu ở các nước. Trung Quốc – quốc gia có tăng trưởng kinh tế nóng nhất thế giới có lẽ là ví dụ nổi bật nhất, hiện đang đối mặt với khó khăn trong xuất khẩu khi mới chỉ mấy tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 20% so với cùng kỳ năm 2008. Việt Nam cũng không nằm ngoài danh sách các nước gặp khó khăn trong vấn đề này. Các con số thống kê những tháng đầu năm 2009 quả là đáng lo ngại. Các Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang lâm vào tình cảnh khó khăn khi có quá nhiều rủi ro chờ đón phía trước. Nhu cầu tiêu dùng của người dân các nước phát triển đều giảm đi đáng kể ngay cả với hàng hóa trong nước cũng như hàng hóa nhập khẩu. Trong khi các nước đang suy thoái đó lại chiếm phần lớn trong “chiếc bánh” Xuất khẩu của Việt Nam. Chưa cần nhắc đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước xuất khẩu với nhau thì tình hình khó khăn của các thị trường tiêu thụ cũng đủ khiến cho tình hình của các Doanh nghiệp xuất khẩu không mấy sáng sủa. Kinh tế khó khăn, đầu tư giảm sút, nhu cầu về nguyên nhiên liệu giảm cũng làm cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dầu thô khốn đốn.
Như vậy, với các rủi ro tiềm ẩn vốn có, nguồn vốn đối với ngành Xuất khẩu chưa bao giờ là đủ, thêm vào đó là cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế hiện nay khiến cho các Doanh nghiệp xuất khẩu càng điêu đứng, khó khăn. Cũng như đã đề cập đến, Xuất khẩu là một ngành quan trọng trong quá trình hội nhập thương mại toàn cầu hiện nay, nên cũng như các nước khác, chính sách tín dụng Xuất khẩu là một chính sách đang được Chính phủ quan tâm thực hiện.
May mắn được thực tập ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam, em đã được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin cũng như các hoạt động liên quan chặt chẽ đến tình hình hỗ trợ của Chính phủ cho ngành xuất khẩu nước nhà. Từ những băn khoăn của mình về tình hình của ngành xuất khẩu Việt Nam như đã nhắc đến ở trên, em đã nghiên cứu và thực hiện chuyên đề thực tập của mình về đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam”.
Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề này được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chất lượng cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu tìm hiểu và học hỏi để hoàn thành chuyên đề, nhưng chắc chắn em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô, ban lãnh đạo và các anh chị trong Ban tín dụng Xuất khẩu, Ngân hàng Phát triển Việt Nam để chuyên đề được thành công hơn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo – người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 232
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16