Mã tài liệu: 299519
Số trang: 58
Định dạng: zip
Dung lượng file: 312 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời năm 1990, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM VN) đã đổi mới một cách căn bản về mô hình và tổ chức hoạt động. Các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng thương mại hiện đại đã được mở rộng và phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, trong đó có nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng ngày càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng của mình. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ đơn giản là sự lựa chọn một phương thức thanh toán cho phù hợp hay sử dụng một phương tiện thanh toán thông dụng nào đó. Thanh toán quốc tế là một hoạt động mạnh nhất của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT VN). Hoạt động thanh toán xuất khẩu là một nghiệp vụ quan trọng của thanh toán quốc tế. Yêu cầu đặt ra là: hoạt động thanh toán xuất khẩu phải được thực hiện nhanh chóng, an toàn chính xác, đạt hiệu quả đối với cả khách hàng và NHNT. Hoạt động thanh toán xuất khẩu trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian chu chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan tới sự biến động tiến tệ, tới khả năng thanh toán của khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động ngoại thương của mỗi nước.
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu, phổ biến nhất. Đó là phương thức giải quyết tốt nhất việc đảm bảo quyền lợi của hai bên, nhưng đồng thời là phương thức xảy ra nhiều tranh chấp nhất do mức độ phức tạp của nó. NHNT VN là NHTM đầu tiên thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Nhưng NHNT VN vẫn không thể tránh nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng trong hoạt động này. Một mặt do bản thân ngân hàng chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng phức tạp và phát triển của giao dịch xuất nhập khẩu, mặt khác do những nguyên nhân từ phía khách hàng và sự bất cập trong quản lý vĩ mô.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Giải pháp hoàn thiên hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” là rất cấp thiết để đánh giá những kết quả đạt được và tìm ra những nguyên nhân cũng như các giải pháp, kiến nghị khắc phục những hạn chế.
Trên cơ sở phân tích thực trạng thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ qua các năm 2004 – 2006, với những khó khăn và tồn tại riêng của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán xuất khẩu tại NHNT VN.
Chuyên đề áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, của phép duy vật biện chứng, phân tích và tổng hợp để làm rõ đối tượng nghiên cứu. Đồng thời chuyên đề sử dụng các tài liệu điều tra, khảo sát, số liệu thống kê qua các năm 2003 - 2005 của các báo cáo, đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu đã được công bố về thanh toán quốc tế và phương pháp phân tích thống kê theo chỉ tiêu, phương pháp so sánh, tổng hợp,... để phân tích thực trạng từ đó đưa ra kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hệ thống thanh toán xuất khẩu bằng phương pháp tín dụng chứng từ tại NHNT VN.
KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng tín dụng là một đề tài không phải là mới, nhưng nó luôn luôn là mối quan tâm của mọi ngân hàng vì hoạt động tín dụng đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nâng cao chất lượng cho vay kinh doanh ngắn hạn cũng là một yêu cầu bức thiết đặt ra cho NHNNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong khu vực.
Tuy nhiên, để giải quyết một cách hoàn chỉnh các vấn đề có liên quan đến chất lượng công tác tín dụng nói, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của không chỉ bản thân Ngân hàng thương mại mà rất cần phải có sự giúp đỡ từ nhiều ngành, nhiều cơ quan trong nền kinh tế. Cần phải ý thức được rằng, đây là một vấn đề mang tính chất lâu dài và cấp thiết. Nâng cao chất lượng cho vay kinh doanh ngắn hạn trước tiên phải là sự cải cách trong nhận thức cuả những người làm công tác tín dụng và sau nữa là sự đổi mới căn bản toàn diện hoạt động ngân hàng.
Chất lượng tín dụng là một vấn đề phức tạp, để nâng cao chất lượng tín dụng không phải là một sớm một chiều là làm được mà cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng của lãnh đạo Ngân hàng. Trong đề tài này em xin đóng góp một cách nhìn của riêng mình, đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng cho vay kinh doanh ngắn hạn tại NHNNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 25
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16