Mã tài liệu: 245201
Số trang: 12
Định dạng: doc
Dung lượng file: 138 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Đối mặt hàng rào vệ sinh dịch tễ (SPS)
kinh nghiệm xuất khẩu thực phẩm chế biến của thái lan
Một học giả đã nói: “Hội nhập chỉ tạo cơ hội chứ không đảm bảo cho thành công và thị trường quốc tế không phải là một sân chơi bình đẳng”. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp nội địa, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển áp dụng nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu như hàng rào thuế và phi thuế. Tình trạng trên đã gây tổn thất lớn cho nhiều nước xuất khẩu nông sản. Vụ kiện cá basa, tôm là những thử thách đầu tiên đối với ngành nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào thị trường thế giới.
Cùng nằm trong vùng Đông Nam á, Thái Lan là một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Thái Lan đã phải đương đầu và chịu nhiều tổn thất do rào cản hạn chế nhập khẩu ở các thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS). Bài viết này sẽ tổng kết kinh nghiệm với vấn đề SPS của Thái Lan để qua đó rút ra những bài học tham khảo cho Việt Nam.
Tóm lược
Mặc dù đứng 14 trong số 15 nước xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới với tổng kim ngạch 2,4 tỷ USD/năm, song cho tới gần đây, các doanh nghiệp Thái Lan nhận thức về SPS còn rất mơ hồ. Thiệt hại trong xuất khẩu tôm và thịt gà sang thị trường EU khiến cho các doanh nghiệp Thái Lan phải xem xét lại hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng vào duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số bài học đối phó với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của Thái Lan trong hoạt động xuất khẩu thực phẩm là:
ã Hiện tại, các nước áp dụng tiêu chuẩn SPS đã gây nhiều cản trở và thiệt hại cho xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan. Do đó, về dài hạn, bất kỳ doanh nghiệp nào đầu tư, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường các nước phát triển mới có thể phát triển bền vững. Đầu tư đổi mới và cải tiến quy trình sản xuất sẽ đem lại lợi ích lớn lâu dài.
ã Việc kiểm tra Nitrofuran của châu Âu là hồi chuông cảnh tỉnh về cải tiến chất lượng an toàn thực phẩm của ngành công nghiệp chế biến Thái Lan. Trong tương lai doanh nghiệp Thái Lan sẽ còn phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật mới.
ã Tương lai của ngành chế biến thực phẩm chất lượng cao, an toàn với giá cả cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng và sự linh hoạt của doanh nghiệp tư nhân chứ không phải là doanh nghiệp nhà nước.
ã So với các doanh nghiệp nhỏ, việc ứng dụng SPS ở các doanh nghiệp quy mô lớn sẽ ít tốn kém hơn. Về lâu dài, các biện pháp vệ sinh kiểm dịch có ảnh hưởng gián tiếp tới cơ cấu xuất khẩu ngành thực phẩm. Chỉ những doanh nghiệp xuất khẩu lớn và hoạt động hiệu quả mới có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của những cuộc kiểm tra khắt khe.
ã Các biện pháp kiểm tra SPS chặt chẽ sẽ khuyến khích các công ty ý thức được tầm quan trọng của kiểm tra chất lượng vật tư cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.
ã Các doanh nghiệp đã nhận được chứng nhận HACCP (tiêu chuẩn sức khoẻ và an toàn cho hàng thực phẩm của Mỹ) càng sớm thì khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế càng cao. Khi một doanh nghiệp muốn phát triển mạnh hơn, không chỉ thoả mãn các quy định về HACCP mà doanh nghiệp còn phải tiếp tục đổi mới chất lượng để vượt qua những rào cản thương mại phi thuế quan mới trong tương lai.
ã Việc lạm dụng SPS thường xuất hiện ở những thị trường bảo hộ cao cho nông nghiệp trong nước. Chính sách nông nghiệp chung của Liên minh châu Âu là một ví dụ. Nông dân các nước EU hiện đang được hưởng 39 tỷ USD trợ cấp một năm. Khi EU mở rộng thêm thành viên nữa, mức bảo hộ có thể tăng thêm. Trong tương lai, xuất khẩu thực phẩm của các nước đang phát triển chắc chắn sẽ phải chịu những mức thuế phân biệt đối xử mới với các tiêu chuẩn SPS khó dự đoán.
ã Sự thua thiệt của một quốc gia do những rào cản SPS sẽ là cơ hội cho các quốc gia khác. Khi ở Trung Quốc xuất hiện dịch cúm gà, Nhật Bản và Hàn Quốc cấm nhập khẩu gà của Trung Quốc đã tạo cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này.
ã Các Hiệp hội của những nhà xuất khẩu đóng vai trò quan trọng khuyến khích doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Các hiệp hội giám sát và kiểm tra để ngăn không để một số doanh nghiệp vì lợi ích trước mắt mà làm mất uy tín của ngành. Hiệp hội hoạt động hiệu quả sẽ quyết định triển vọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là khối tư nhân
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 232
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 1427
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 223
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 240
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 262
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 809
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 17