Mã tài liệu: 280075
Số trang: 34
Định dạng: rar
Dung lượng file: 461 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam quả là một kho tàng dược liệu nhiệt đới vô cùng phong phú. Với điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng, đặc thù, là nơi gặp gỡ của hai trung tâm giàu loài nhất thế giới: Trung Quốc và Inđônêxia, hệ thực vật nước ta có thành phần loài mang cả yếu tố thực vật nhiệt đới ẩm Inđônêxia – Malayxia, yếu tố thực vật nhiệt đới gió mùa, thực vật ôn đới nam Trung Hoa. Nước ta hiện có tới 10386 loài thuộc 2257 chi và 305 họ, chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của toàn thế giới .
Con số thống kê trên đã cho thấy sự giàu có, đa dạng của giới thực vật, đồng thời chỉ rõ vị trí, tầm quan trọng của nó đối với con người. Không chỉ với vai trò là lá phổi xanh khổng lồ điều hòa khí hậu, là khâu quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên, thảm thực vật rừng còn là nguồn tài nguyên vô giá cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp (gỗ, giấy, dệt…) là thức ăn cho động vật nói chung, đặc biệt là nguồn dược liệu quý giá đối với việc bảo vệ sức khỏe cho con người.
Trong cuộc đấu tranh hàng ngày với bệnh tật để bảo tồn sự sống và sức khỏe, trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhiều cây thuốc đã trở thành vị cứu tinh cho các chiến sĩ, nhiều loài thuốc cổ truyền được nhân dân sử dụng rộng rãi. Theo thống kê của viện dược liệu, đã phát hiện và sử dụng 1863 loài thuộc 238 họ , thu thập được 8000 tiêu bản thuộc 1296 loài . Qua đó, cho thấy việc nghiên cứu về các cây thuốc, bài thuốc đã được quan tâm chú ý.
Ngày nay, dược liệu làm từ thực vật ngày càng được ưa chuộng bởi những ưu điểm: vừa đáp ứng được nhu cầu người bệnh, có tác dụng chữa bệnh tốt lại rẻ tiền, việc sử dụng tương đối dễ dàng và đặc biệt là ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Những tính năng ưu việt trên cũng là lý do để chúng ta cần coi trọng nguồn dược liệu quý giá của thiên nhiên và coi đó như một loại cây công nghiệp cao cấp.
Đảng ta chủ trương đề ra đường lối phát triển nền y dược học Việt Nam là kết hợp y dược học hiện đại và y dược học cổ truyền, nhằm xây dựng nền y dược học dân tộc. Nhờ đó mà dược liệu Việt Nam đang được quan tâm chú ý phục vụ cho việc phòng, chữa bệnh.
Tiềm năng của thảm thực vật nước ta thật là lớn. Càng đi sâu vào lòng đất, lòng rừng, người Việt Nam càng cảm thấy tự hào và có trách nhiệm ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào nghiên cứu, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này. Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại ở nước ta trong những năm gần đây là nạn phá rừng, làm rẫy, khai thác gỗ quý vẫn liên tiếp xảy ra, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, lâm tặc ngang nhiên lộng hành, quấy rối...Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong những năm tới, nguồn tài nguyên rừng nói chung và nguồn dược liệu tự nhiên nói riêng sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 749
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 151
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16