Mã tài liệu: 214729
Số trang: 10
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,015 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
TÓM TẮT: Bộ tiêu chuẩn Việt Nam 2000, 2001 ra đời nhằm khắc phục những hạn
chế của tiêu chuẩn cũ ban hành năm 1995 và tính tới các yếu tố vị trí địa lý, tải lượng thải và
mục đích sử dụng. TCVN 2000, 2001 được thiết lập theo đúng các phương pháp và thông lệ
thực tế và được đánh giá là hợp lý, phù hợp với thực tế. Tuy nhiên tiêu chuẩn này còn có một
số hạn chế. Tiêu chuẩn hiện nay được sử dụng chung có tất cả các loại nước thải công nghiệp,
chưa có tiêu chuẩn đặc thù theo ngành, dẫn đến tiêu chuẩn có thể quá khắt khe đối với ngành
này nhưng lại quá dễ dãi với ngành khác. Nghiên cứu này nhằm đề xuất các tiêu chuẩn thải
theo thải lượng, nồng độ và dựa trên chất lượng nước nguồn tiếp nhận đối với các loại nước
thải công nghiệp điển hình: dệt nhuộm, cao su, cồn rượu, giấy và nước rỉ rác dựa trên phương
pháp đánh giá độc tính của nước thải sau xử lý đến nguồn tiếp nhận.
Từ khoá: Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn thải, nước thải công nghiệp, nồng độ, thải
lượng, nguồn tiếp nhận nước thải.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bộ tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường có cấu trúc, số lượng các tiêu chuẩn tương tự như
của nhiều nước trong khu vực.Việc biên soạn tiêu chuẩn môi trường (TCMT) được tiến hành
theo đúng phương pháp và thông lệ quốc tế. Trình độ kỹ thuật và các quy định trong nội dung
của TCMT nhìn chung là hợp lý, phù hợp với thực tế và đáp ứng được yêu cầu quản lý. Qua
một thời gian áp dụng, các tiêu chuẩn này đã và đang phát huy tác dụng, đóng góp nhất định
trong quản lý và bảo vệ môi trường như sau (Chi cục bảo vệ môi trường Tp. Hồ Chí Minh).
Đảm bảo một mức độ nhất định nào đó về kết qủa của chính sách về mặt hiệu quả
BVMT (khi được ban hành và cưỡng chế tương xứng). Đặc biệt quan trọng khi kiểm soát sự
thải bỏ các chất độc hại bền vững ra môi trường xung quanh.
Là phương pháp truyền thống giúp cho nhà quản lý có công cụ QLMT hiệu quả, là cơ sở
đánh giá được chất lượng môi trường.
Là cơ sở pháp lý để các Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về BVMT. Mọi đối
tượng được xử lý bình đăng như nhau và đều được biết trước về các biện pháp xử lý dành cho
những hành động vi phạm luật lệ.
Góp phần cải thiện chất lượng môi trường ngày càng tốt hơn và tạo cơ hội hội nhập quốc
tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, sau một số năm áp dụng tiêu chuẩn vào thực tế, do chất lượng cuộc sống được
nâng cao, tình hình sản xuất ngày càng phát triển cả về số lượng và trình độ công nghệ, đồng
thời quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng đặt ra nhiều thách thức về môi trường, vì vậy đã
nảy sinh một số bất cập đòi hỏi các TCMT phải có sự điều chỉnh, bổ sung và chi tiết hóa cho
phù hợp hơn với yêu cầu và điều kiện phát triển hiện nay của Việt Nam.
Các tiêu chuẩn ban hành năm 1995 mới chỉ quy định nồng độ thải cho phép đối với nước
thải mà không quy định các yếu tố liên quan khác như lượng thải từ nguồn, môi trường tiếp
cận và mục đích sử dụng của các môi trường này. Các tiêu chuẩn này cũng chưa đề cập đến
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 06 - 2009
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM Trang 39
các yếu tố như địa điểm xây dựng nhà máy, quy mô hoạt động sản xuất, khả năng và trình độ
công nghệ. Vì vậy, sau một thời gian nghiên cứu, Nhà nước đã ban hành các tiêu chuẩn thải
theo tải lượng (TCVN 2001). Các tiêu chuẩn này đã tính tới các yếu tố: vị trí địa lý, tải lượng
thải và mục đích sử dụng. Khác với TCVN 1995, tiêu chuẩn TCVN 2000, 2001 liên quan đến
nhiều yếu tố như sau:
Loại nguồn tiếp nhận: có thể là sông, hồ hay biển. Nguồn tiếp nhận trên sông phụ thuộc
vào yếu tố lưu lượng sông, Q m3/s, (Q1 > 200 m3/s; Q2 = 50 200 m3/s; Q3 < 50 m3/s). Nguồn
tiếp nhận trên hồ phụ thuộc vào lượng nước trong hồ V m3, (V1 > 100.106 m3;V2 = (10 –
100).106 m3;V3 < 10.106 m3). Nguồn tiếp nhận nước thải là biển chỉ phụ thuộc vào mục đích
sử dụng của vùng biển ven bờ.
Thải lượng nước thải (F, m3/ngày) gồm 3 mức thải lượng: (i) F1: từ 50 m3/ngày đến dưới
500 m3/ngày; (ii) F2: từ 500 m3/ngày đến dưới 5000 m3/ngày; (iii) F3: bằng hoặc lớn hơn 5000
m3/ngày)
Mục đích sử dụng: phụ thuộc vào 3 mục đích khác nhau bao gồm: (i) Mục đích cấp nước
sinh hoạt (ký hiệu M1); (ii) mục đích thể thao và giải trí dưới nước (ký hiệu M2) và (iii) Mục
đích bảo vệ thuỷ sinh (ký hiệu M3
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 190
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16