Mã tài liệu: 268067
Số trang: 77
Định dạng: zip
Dung lượng file: 1,670 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ, TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I.NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ
1.Khái niệm và phân loại đầu tư.
1.1 Khái niệm về đầu tư.
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy , mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà nhà đầu tư phải ghánh chịu khi tiến hành đầu tư.
Nguồn lực được nói đến ở đây có thể là tiền, tài nguyên, công nghệ, nhà xưởng, sức lao động, trí tuệ… và các mục đích hướng tới chính là sự tăng lên về tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, máy móc…), tài sản trí tuệ (trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề, năng suất lao động, trình độ quản lý… ) trong nền sản xuất xã hội.
Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hy sinh các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc , mọi nơi không chỉ đối với người bỏ vốn mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ nhà đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng. Chẳng hạn, một nhà máy được xây dựng, tài sản vật chất của nhà đầu tư trực tiếp tăng lên, đồng thời tài sản vật chất, tiềm lực sản xuất của nền kinh tế cũng được tăng thêm.
Lợi ích trực tiếp do sự hoạt động của nhà máy này đem lại cho nhà đầu tư là lợi nhuận, còn cho nền kinh tế là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (cho sản xuất và cho sinh hoạt ) tăng thêm của nền kinh tế, đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động…
Trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của người lao động tăng thêm không chỉ có lợi cho chính họ (để có thu nhập cao, địa vị cao trong xã hội) mà còn bổ sung nguồn lực có kỹ thuật cho nền kinh tế để có thể tiếp nhận công nghệ ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao dần trình độ công nghệ và kỹ thuật của nền sản xuất quốc gia
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 247
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem