Mã tài liệu: 301417
Số trang: 10
Định dạng: zip
Dung lượng file: 46 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia. Để thực hiện và duy trì được mục tiêu đó, mỗi nước sẽ có những chính sách và những bước đi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên dù là quốc gia nào cũng phải trả lời câu hỏi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế ở đâu và cách thức để huy động những nguồn lực ấy như thế nào?. Thật vậy, trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, muốn tồn tại và phát triển được mỗi nền kinh tế đều phải phát huy nội lực trong nước kết hợp với các nguồn lực bên ngoài. Thực tiễn 15 năm đổi mới kinh tế ở Việt Nam cho thấy hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài luôn phải song hành và hoạt động vì mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế.
I. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
1. Vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp
Đầu tư là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh. Hoạt động này được thực hiện tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư.
Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục tiêu, phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mong muốn. Nội dung của dự án đầu tư được thể hiện trong luận chứng kinh tế – kỹ thuật, là văn bản phản ánh trung thực, chính xác về kết quả nghiên cứu thị trường, môi trường kinh tế – kỹ thuật và môi trường pháp lý, về tình hình tài chính…
Để đáp ứng mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, doanh nghiệp cần có chiến lược trong việc tìm kiếm và lựa chọn các dự án đầu tư. Nếu không có những ý tưởng mới và dự án đầu tư mới, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển được, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ thị trường và có những hoạt động đầu tư thích hợp nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Tuỳ theo mục đích của mỗi doanh nghiệp nhằm phát triển sản phẩm mới, kéo dài tuổi thọ sản phẩm hay làm tăng khả năng thu lợi cho sản phẩm hiện có mà có thể phân loại đầu tư doanh nghiệp theo những tiêu thức khác nhau. Theo cơ cấu tài sản đầu tư có thể phân loại đầu tư của doanh nghiệp thành:
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 189
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16