Mã tài liệu: 298381
Số trang: 62
Định dạng: zip
Dung lượng file: 94 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
mở đầu
Ngành sản phẩm sữa Việt Nam đã hình thành và phát triển từ những năm 1960, cũng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử phát triển kinh tế nước nhà. Trong quá trình này ngành sản phẩm sữa đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển ngành công nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đóng góp tích cực vào chương trình xoá đói giảm nghèo của khu vực nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông nghiệp. Song từ trước tới nay ngành sản phẩm sữa nội địa được phát triển trong chế độ bảo hộ của Nhà nước để thực hiện chiến lược thay thế hàng nhập khẩu. Những biểu hiện thuận lợi hiện nay của sản phẩm sữa Việt Nam không hẳn đã phản ánh đúng bản chất năng lực thực sự.
Trong bối cảnh mới, khi mà Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, AFTA và với xu thế hội nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới, môi trường cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, nền kinh tế thị trường sẽ được hoàn thiện hơn, chế độ bảo hộ đối với ngành sản phẩm sữa sẽ không còn phù hợp nữa. Liệu sản phẩm sữa Việt Nam có tìm được chỗ đứng cho mình hay không khi những đặc chế này bị xoá bỏ. Cùng với những giới hạn của các nguồn lực phát triển không cho phép chúng ta đầu tư lãng phí vào những ngành không có hiệu quả cạnh tranh cao.
Vì vậy, việc đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa Việt Nam là cần thiết, góp phần quan trọng trong việc định hướng và xây dựng những chính sách phát triển liên quan đến ngành.
Đứng trước yêu cầu trên em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa của ngành sản phẩm sữa Việt Nam” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Chuyên đề gồm có ba chương, kết cấu như sau:
Chương I: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa
Việt Nam.
Chương II: Đánh giá năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa của
ngành sản phẩm sữa Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp phát triển cho ngành sản phẩm sữa
Việt Nam.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về kinh nghiệm và trình độ nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, cán bộ hướng dẫn nơi thực tập và của các anh chị em sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Vũ Cương cùng tập thể cán bộ Ban nghiên cứu và phát triển các ngành sản xuất đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện chuyên đề này
Kết luận
Trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sữa trong nước gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chủng loại sản phẩm. Nếu như để cạnh tranh một cách lành mạnh giữa sản phẩm sữa sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu trong thời điểm hiện tại thì chúng ta không đủ khả năng cạnh tranh. Hay nói cách khác chúng ta chưa có khả năng cạnh tranh về loại hàng này so với các “đại gia” tầm cỡ trên thế giới. Nhưng nếu xét trên thị trường nội địa thì chúng ta khá thuận lợi về phần tiết kiệm chi phí bảo quản và vận chuyển so với các sản phẩm nhập khẩu.
Đó là xét về tổng thể, còn trong tương lai chúng ta có khả năng cạnh tranh trên một số nhóm sản phẩm sữa như: sữa tươi, bột dinh dưỡng, sữa đặc. Chủ yếu sứch cạnh tranh của chúng ta dựa vào cạnh trang về giá với chất lượng trung bình. Điều này cũng rất phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. Cụ thể chúng ta vẫn phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu nước ngoài để chế biến nhưng tăng phần khả năng nội địa hoá trong sản phẩm. Cơ bản chúng ta có thể làm được như vậy là do phần đóng góp vào chi phí sản xuất sản phẩm của nguyên liệu là không cao lắm.
Nhưng muốn thực sự phát huy được sức cạnh tranh của một số nhóm sản phẩm sữa trong ngành thì cần phải có sự đóng góp một phần không nhỏ các tác động hợp lý từ phía Nhà nước, giảm dần vòng bảo hộ đến ngành không có nghĩa là bỏ mặc hoàn toàn cho ngành tự phát triển. So với các nước có ngành công nghiệp sữa phát triển trên thế giới hiện nay, ngành sữa Việt Nam còn quá non trẻ cần có sự quan tâm, tác động tích cực từ phía Nhà nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16