Tìm tài liệu

Dac diem phat trien dia chat cua be Cuu Long va tiem nang dau khi

Đặc điểm phát triển địa chất của bể Cửu Long và tiềm năng dầu khí

Upload bởi: goodsmartvn1

Mã tài liệu: 237045

Số trang: 0

Định dạng: rar

Dung lượng file: 3,426 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong các bể trầm tích Đệ tam trên thềm lục địa Việt Nam, bể Cửu Long được xếp hàng đầu về mức độ nghiên cứu cũng như tính hấp dẫn về phương diện kinh tế Dầu khí. Trữ lượng và tiềm năng dự báo khoảng 700 – 800 triệu m3 quy đổi dầu chiếm khoảng 20% tổng trữ lượng tiềm năng toàn quốc. Bể được lấp đầy bởi các trầm tích lục nguyên, đôi chỗ chứa than với bề dày ở phần Trung tâm đạt trên 8000m và mỏng dần về phía các cánh. Hoạt động dầu khí ở đây được triển khai từ đầu những năm 1970, đến nay đã khoan thăm dò và phát hiện dầu trong Oligoxen, Mioxen dưới và móng phong hoá nứt nẻ. Dầu được khai thác đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ cho đến nay đã có thêm nhiều mỏ được đưa vào khai thác là mỏ Rồng, Rạng Đông và Ruby và nhiều phát hiện dầu khí khác cần được thẩm lượng. Đặc biệt việc mở đầu phát hiện dầu trong móng phong hoá nứt nẻ ở mở Bạch Hổ là sự kiện nổi bật nhất, không những làm thay đổi phân bố trữ lượng và đối tượng khai thác mà còn tạo ra một quan niệm địa chất mới cho việc thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam.Với khoảng 100 giếng khai thác dầu từ móng của 4 mỏ Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, và Ruby cho lưu lượng giếng hàng trăm tấn/ngày đêm, có giếng đạt tới trên 1000tấn/ngày đêm đã và đang khẳng định móng phong hoá nứt nẻ có tiềm năng dầu khí lớn là đối tượng chính cần được quan tâm hơn nữa trong công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong tương lai của bể Cửu Long và vùng kế cận. Ngoài ra các dạng bẫy phi cấu tạo trong trầm tích Oligocen là đối tượng hy vọng có thể phát hiện các mỏ dầu khí mới ở đây. Tuy nhiên theo đánh giá một cách có cơ sở thì đến nay con số đã được phát hiện chiếm khoảng 71% và trữ lượng chưa phát hiện là khoảng 29%. Như vậy gần 1/3 trữ lượng chưa xác định rõ sự phân bố và thuộc đối tượng nào. Câu hỏi đặt ra cho ta phải suy nghĩ về phương hướng và cách tiếp cận để mở rộng công tác tìm kiếm và thăm dò ở khu vực này.

Vì lý do đó mà học viên đã chọn bể trầm tích này để làm luận văn với tiêu đề: Đặc điểm phát triển địa chất của bể Cửu Long và tiềm năng dầu khí.

2. Mục tiêu của luận văn

- Nghiên cứu các đặc điểm phát triển địa chất nhằm làm sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển các cơ chế thành tạo và phạm vi ranh giới của bể Cửu Long

- Xác định đặc điểm địa chất, các phân vị địa tầng của bể

- Xác định đặc điểm cấu trúc, kiến tạo, hệ thống đứt gãy, hoạt động núi lửa và các pha nghịch đảo kiến tạo trong Kainozoi

- Nghiên cứu đặc điểm hệ thống dầu khí nhằm đánh giá và dự báo tiềm năng dầu khí của bể

3. Kết quả đạt được của luận văn

Làm sáng tỏ các đặc điểm phát triển địa chất trong Kainozoi và tiềm năng khoáng sản dầu khí của bể trầm tích Cửu Long

4. Ý nghĩa Khoa học

Các kết quả đạt được của luận văn này có thể làm sáng tỏ thêm quá trình lịch sử phát triển địa chất trong Kainozoi và các yếu tố khác trong hệ thống dầu khí như đá sinh, đá chứa, đá chắn, bẫy, thời gian sinh thành và dịch chuyển khi dầu khí sinh ra từ các tập đá mẹ đến nạp vào các bẫy. Kết quả này có thể là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà lãnh đạo hoạch định phương hướng chiến lược tìm kiếm tiếp theo trong thời gian tới

5. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn này có thể áp dụng một phần trong công tác tìm kiếm – thăm dò và khai thác dầu khí ở bể Cửu Long trong thời gian tới.

6. Lời cảm ơn

Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Tạ Trọng Thắng, Chủ nhiệm Bộ môn Địa chất Dầu khí, Khoa Địa chất, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bản luận văn, học viên cũng đã được KS. Trần Hữu Thân, cán bộ TTNC Biển và Đảo, các thầy cô trong Bộ môn Địa chất Dầu khí và cán bộ của TTNC Biển và Đảo giúp đỡ tận tình, cung cấp tài liệu và phương tiện để học viên hoàn thành được bản luận văn này.

Nhân dịp này học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả mọi người đã quan tâm, giúp đỡ trong suốt quá trình xây dựng và viết luận văn.

Học viên cũng xin gửi tới gia đình, người thân và bè bạn đã tạo mọi điều kiện cho học viên hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Học viên xin trân trọng cảm ơn.

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GK : Giếng Khoan

TBĐN : Tây Bắc Đông Nam

ĐĐB : Đông Đông Bắc

TTN : Tây Tây Nam

ĐB : Đông Bắc

TN : Tây Nam

ĐN : Đông Nam

TB : Tây Bắc

Đ : Đông

T : Tây

N : Nam

B : Bắc

m : Mét

VCHC : Vật chất hữu cơ

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Vị trí Bể Cửu Long 8

Hình 1.2: Mặt cắt địa chấn tuyến S18 cắt dọc bể Cửu Long 9

Hình 2.1: Cột địa tầng tổng hợp bể Cửu Long 14

Hình 2.2: Ảnh mẫu lõi (a) và lát mỏng (b) granodiorit Hòn Khoai ở độ sâu 4.236m GK BH 17 . 15

Hình 2.3: Ảnh đá diorit Định Quán mẫu lõi GK BH 1201, độ sâu 4.014 (a) và mẫu lát mỏng GK BH 11 (b) tại độ sâu 5.387m 16

Hình 2.4: Granit biotit Cà Ná mẫu lõi GK BH 1113, độ sâu 3.886,4m (a) và mẫu lát mỏng granit 2 mica GK BH448 (b) tại độ sâu 4.307,1m 16

Hình 2.5: Cát kết tập cơ sở của Oligocen dưới GK R8, độ sâu 3.520,4m 18

Hình 2.6: Mặt cắt địa chấn tuyến S5 cắt ngang bể Cửu Long 20

Hình 2.7: Mặt cắt ngang thể hiện các trầm tích Kainozoi bể Cửu Long 21

Hình 2.8: Tuyến 5 minh họa đặc trưng địa chấn của tập CL-4 (N11) hệ tầng Bạch Hổ, bể Cửu Long (theo Đỗ Bạt) 24

Hình 2.9: Mặt cắt địa chấn dọc khối nâng Trung tâm - Mỏ Rồng và Bạch Hổ 30

Hình 2.10: Bảng tổng hợp đặc điểm địa chất bể Cửu Long 31

Hình 2.11. Mặt cắt địa chấn tuyến S18 cắt qua bể Cửu Long 34

Hình 2.12. Các bể trầm tích Đệ tam ở Việt Nam 36

Hình 2.13: Sơ đồ phân vùng cấu trúc bể Cửu Long 39

Hình 2.14: Bản đồ phân vùng cấu trúc Bể Cửu Long 40

Hình 2.15: Bản đồ hệ thống đứt gãy bể Cửu Long 44

Hình 2.16: Mặt cắt địa chấn tuyến S14 cắt ngang bể Cửu Long 45

Hình 2.17: Mặt cắt địa chấn tuyến S18 bể Cửu Long thể hiện hệ thống đứt gãy thuận 48

Hình 2.18: Mặt cắt phục hồi tiến hóa địa chất tuyến S18 bể Cửu Long 51

Hình 2.19: Mặt cắt phục hồi tiến hóa địa chất tuyến S5 bể Cửu Long 52

Bảng 1: Các thông số chủ yếu của đá mẹ sinh dầu bể Cửu Long. 74

Hình 4.1: Sơ đồ phân bố TOC (%) tầng Miocen dưới 75

Hình 4.2: Sơ đồ phân bố S2 tầng Miocen dưới 76

Hình 4.3: Biểu đồ xác định môi trường tích lũy VCHC tầng Miocen dưới bể Cửu Long 77

Hình 4.4: Biểu đồ xác định nguồn gốc VCHC trầm tích tầng Miocen dưới bể Cửu Long 78

Hình 4.5: Biểu đồ xác định tiềm năng sinh hydrocacbon của VCHC tầng Miocen dưới bể Cửu Long 79

Hình 4.6: Sơ đồ phân bố TOC (%) tầng Oligocen trên 80

Hình 4.7: Sơ đồ phân bố S2 tầng Oligocen trên 81

Hình 4.8: Biểu đồ xác định nguồn gốc VCHC trầm tích Oligocen trên bể Cửu Long 82

Hình 4.9: Tiềm năng sinh hydrocarbon của VCHC tầng Oligocen trên 83

Hình 4.10: Biểu đồ xác định môi trường tích lũy VCHC tầng Oligocen trên bể Cửu Long 84

Hình 4.11: Sơ đồ phân bố TOC (%) tầng Oligocen dưới + Eocen trên 85

Hình 4.12: Biểu đồ xác định tiềm năng sinh hydrocacbon của VCHC tầng Oligocen dưới bể Cửu Long 86

Hình 4.13: Biểu đồ xác định nguồn gốc VCHC trong trầm tích Oligocen dưới 87

Hình 4.14: Biểu đồ xác định môi trường tích lũy VCHC tầng Oligocen trên bể Cửu Long 88

Hình 4.15: Granit bị dập vỡ bởi nhiều hệ thống nứt nẻ tại núi Lớn Vũng Tàu (a) và bãi biển Long Hải (b) 90

Hình 4.16: Phân bố dị thường áp suất theo chiều sâu bể Cửu Long 95

Hình 4.17: Cát kết tập E nứt nẻ lấp đầy khoáng vật thứ sinh, Rạng Đông, độ sâu 2999,3m (a). Cát kết Oligocen BH-10, độ sâu 4040,3m, với kẽ nứt nẻ (b) 97

Hình 4.18: Sự phân bố các tầng chắn trên mặt cắt địa chấn 100

Hình 4.19: Các phát hiện dầu khí bể Cửu Long 103

Hình 4.20: Bẫy dầu khí trong móng được khoanh bởi hình chữ nhật 104

Hình 4.21: Sự di chuyển dầu khí từ trầm tích Đệ tam vào móng nứt nẻ 104

Hình 4.22: Bẫy trong móng phù hợp với vòm nâng trong trầm tích Đệ tam 105

Hình 4.23: Minh họa sự di chuyển hydrocacbon từ các tầng sinh vào các bẫy trên mặt cắt địa chấn 10

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Địa chất khu vực và đánh giá tiềm năng dầu ...

Upload: tuyenkv

📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 294
Lượt tải: 16

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch ...

Upload: trantuhongngoc

📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 586
Lượt tải: 17

Mô hình tầng chứa cát kết miocen hạ bể cửu ...

Upload: vnnvanhai

📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 623
Lượt tải: 16

Nghiên cứu cấu trúc kiến tạo và tiềm năng ...

Upload: quynhanh8388

📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 633
Lượt tải: 17

Nghiên cứu cấu trúc kiến tạo và tiềm năng ...

Upload: trananhtien

📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 347
Lượt tải: 16

Nghiên cứu đặc điểm trầm tích Neogen và mối ...

Upload: dinhthuan

📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 433
Lượt tải: 16

Đặc điểm vật liệu hữu cơ trong tầng trầm ...

Upload: sinhnp

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 328
Lượt tải: 16

Nghiên cứu câu trúc và đánh giá tiềm năng ...

Upload: ph2705

📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 468
Lượt tải: 16

Luận văn thạc sỹ Điều tra đặc điểm sinh ...

Upload: nguyenxuanhuy1988

📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 367
Lượt tải: 16

Đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán ...

Upload: nguyenthe205

📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 424
Lượt tải: 16

Tiềm năng phát triển tài nguyên du lịch ở ...

Upload: bn_ntv

📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 391
Lượt tải: 24

Lịch sử ra đời và phát triển cùng những đặc ...

Upload: anmian

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 446
Lượt tải: 17

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Đặc điểm phát triển địa chất của bể Cửu Long ...

Upload: goodsmartvn1

📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 548
Lượt tải: 18

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Đặc điểm phát triển địa chất của bể Cửu Long và tiềm năng dầu khí MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các bể trầm tích Đệ tam trên thềm lục địa Việt Nam, bể Cửu Long được xếp hàng đầu về mức độ nghiên cứu cũng như tính hấp dẫn về phương diện kinh tế Dầu khí. Trữ lượng và tiềm năng dự báo khoảng 700 – 800 triệu m3 zip Đăng bởi
5 stars - 237045 reviews
Thông tin tài liệu 0 trang Đăng bởi: goodsmartvn1 - 24/04/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 24/04/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Đặc điểm phát triển địa chất của bể Cửu Long và tiềm năng dầu khí