Mã tài liệu: 214724
Số trang: 13
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,408 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
TÓM TẮT: Tại khu vực Kê Gà – Phan Thiết có các thành tạo địa chất như sau:
ã Đá granitoid tuổi Creta thuộc phức hệ Đèo Cả, lộ ra ở Bàu Sen và núi Tà Đăng
ã Đá granit hai mica tuổi Creta muộn thuộc phức hệ Ankroet, phân bố dọc theo bờ biển
thành một đới phương đông bắc có chiều rộng khoảng 2 kilomet và dài khoảng 7 kilomet, bao
gồm các khối riêng lẻ, tập trung thành các diện lộ Mũi Kê Gà, Minh Ngọc, Đá Đỏ, Đá Nhảy
và Bình Yên.
ã Cát kết bở rời tuổi Cenozoi.
Hệ thống đứt gãy trong khu vực phát chủ yếu theo phương ĐB-TN (F1), TB-ĐN (F3) và
phương vĩ tuyến (F2). Đứt gãy phương ĐB-TN tạo ra đới dập vỡ rộng 3km, dài 7km. Đứt gãy
phương TB-ĐN phát triển ở phía ĐN của núi Tà Đăng. Còn đứt gãy phương vĩ tuyến phát
triển dọc theo suối tại vùng Thuận Cường và Thuận Minh.
Các đá granitoid ở khu vực bị nứt nẻ theo nhiều phương khác nhau. Đặc biệt granit hai
mica bị nứt nẻ rất mạnh, chủ yếu phát triển các hệ thống khe nứt:
ã Khe nứt phương ĐB-TN (30-700) dốc về các hướng khác nhau: ĐN (1130), với góc dốc
800, chúng là những khe nứt cắt liên quan đến đứt gãy F1, TN (2950), với góc dốc 600 và dốc
đứng.
ã Khe nứt phương TB-ĐN (3000 -3400), dốc về phía ĐB, với góc dốc 700, đôi khi thẳng
đứng.
Ngoài ra còn gặp hệ khe nứt phương á vĩ tuyến và á kinh tuyến.
1. MỞ ĐẦU
Bồn trũng Cửu Long đã khai thác gần 90% dầu khí từ trong đá móng granitoid trước
Kainozoi. Theo kết quả nghiên cứu hiện nay dầu chủ yếu nằm trong các đới khe nứt mở sinh
kèm đứt gãy và đới nứt nẻ khu vực. Vì vậy phải nghiên cứu tính chất của các đứt gãy xuất hiện
trong vùng và dự báo được các đới nứt nẻ kèm theo đứt gẫy này. Tuy nhiên, bồn trũng Cửu
Long bị phủ bởi tầng trầm tích Kainozoi rất dày, nằm sâu dưới mực nước biển, việc nghiên
cứu tính chất đứt gãy chủ yếu dựa vào các tài liệu địa chấn và địa chất khu vực, còn khe nứt lại
không thấy được trên băng địa chấn nên phải dự báo theo mối quan hệ giữa khe nứt sinh kèm
đứt gẫy bằng phương pháp đối sánh tương tự với mô hình đứt gẫy và khe nứt sinh kèm đã
được nghiên cứu ở lục địa.
Theo các tài liệu đã nghiên cứu thì móng bồn trũng Cửu Long là phần kéo dài của các đá
magma granitoid Mesozoi ở lục địa kế cận, trong đó có khu vực Kê Gà. Thành phần đá
granitoid ở đây cũng tương tự với móng granitoid bồn trũng Cửu Long, đặc biệt là ở các mỏ
dầu khí đang khai thác như trung tâm Bạch Hổ và Cá Ngư vàng.
Trong khuôn khổ thực hiện đề tài trọng điểm đại học quốc gia năm 2006-2008 “Xây dựng
mô hình đứt gãy và khe nứt sinh kèm trong các đá granitiod khu vực Kê Gà-Phan Thiết phục
vụ tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí bồn trũng Cửu Long”, bài báo giới thiệu kết quả
nghiên cứu bước đầu về đặc điểm nứt nẻ trong granit hai mica của khu vực.
Science & Technology Development, Vol 12, No.05 - 2009
Trang 56 Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM
Các số liệu thống kê về các đới khe nứt này là thông số rất quan trọng, làm cơ sở đối sánh
tìm ra các đới khe nứt mở và đới nứt nẻ trong các cấu tạo có móng granit tương tự, phục vụ
cho công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 17