Mã tài liệu: 292052
Số trang: 66
Định dạng: zip
Dung lượng file: 219 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Đây là một trong những câu nói đáng ghi nhớ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đương thời Người rất quan tâm tới thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em, được coi là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Ngày nay Nhà nước ta và nhân dân ta vẫn đã và đang phát huy truyền thống “yêu nước thương nòi’ có rất nhiều chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung. Không những vậy, trẻ em còn được coi là trung tâm của vũ trụ bởi cả thế giới vẫn ngày ngày, giờ giờ quan tâm tới mọi quyền lợi chính đáng của trẻ em:
Công ước của Liên Hợp Quốc
Sau 10 năm bản thảo và cân nhắc. Công ước được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc chấp thuận vào ngày 20 tháng 10 năm 1989. Cho đến nay, công ước đã được phê chuẩn bởi hơn 150 quốc gia trên khắp thế giới, đó là một công ước Quốc tế được phê chuẩn nhanh nhất và rộng rãi nhất. Công ước gồm 41 điều khoản về các vấn đề anh hưởng đến trẻ em. Những quyền này được chia thành 4 nhóm: được chăm sóc hay bảo vệ, tham gia, chống phân biệt đối xử và quyền được phát triển tốt nhất (Hammarberg 1995). Cụ thể:
- Quyền được chăm sóc hay bảo vệ.
- Quyền được tham gia
- Quyền chống phân biệt đối xử
- Quyền được phát triển tốt nhất.
Xã hội luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho trẻ để đảm bảo cho trẻ phát triển đầy đủ về thể lực và tinh thần. Vậy mà ngày ngày trên thế giới này vẫn có những trẻ em sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hay mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, có trẻ em khuyết tật. Các em không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu hụt về tinh thần, điều đó không có gì có thể bù đắp được.
Hiện nay, ở Việt Nam vẫn đang còn rất nhiều trẻ em như vây. Khi nhiều trẻ em sinh ra đã khuyết tật, hay hoàn cảnh gia đình có khó khăn, hoặc trẻ em mồ côi cha mẹ… tức là khi đó em thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Không một xã hội nào lại có thể thờ ơ với những hạt nhân bé nhỏ nhưng quan trọng nay, mọi xã hội đứng trước nỗi đau của các em, nhìn thấy các em đau khổ xã hội cũng cảm thấy nhức nhối.
Hòa chung với sự đồng cảm của xã hội dành cho các em nhỏ. Nhóm sinh viên K50 - Tâm lý học đã chọn và đến cơ sở Nhà mở Hữu Nghị I - Quận Đống Đa - Hà Nội để thực tập. Trong quá trình thực tập nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: các em ở cơ sở nhà nuôi Hữu Nghị I đã được tổ chức bảo trợ quan tâm và tạo mọi điều kiện chăm sóc các em khá đầy đủ về vật chất, song điều đáng nói là các em ở nhà nuôi đều là các em có hoàn cảnh khó khăn: gia đình nghèo, hay mất cha/mẹ, trí tuệ chậm phát triển và do xuất thân từ những gia đình như vậy mà các em có tổn thương về tâm lý: đặc biệt là xúc cảm, tình cảm.
Từ những trăn trở đối với các em nhỏ nơi đây mà nhóm sinh viên chúng tôi đã chọn cơ sở thực tập là Nhà Mở Hữu Nghị I. Sau quá trình thực tập tôi đã thu được một số kết quả nghiên cứu và lấy tên đề tài: “Công tác xã hội với nữ học sinh thông qua sinh hoạt nhóm tại nhà Mở Hữu Nghị I”.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHẦN TIẾP CẬN LÝ THUYẾT
1.1. Vài nét về ngành công tác xã hội:
a.Định nghĩa Công tác xã hội : Đã có rất nhiều cách hiểu, nhiều định nghĩa về công tác xã hội, tuy không đối lập nhưng cũng chưa có được một định nghĩa thống nhất.
Theo Foundation of Social Work Practice:
Công tác xã hội là một môn khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua những khó khăn của họ và đạt được một vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội. Công tác xã hội được coi như một môn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh. Nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên môn hóa.
Joanf Robertson - Chủ nhiệm khoa Công tác xã hội trường Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ:
Công tác xã hội là một quá trình giải quyết các vấn đề hợp lý nhằm thay đổi theo kế hoạch, hướng tới mục tiêu đã đề ra ở các cấp độ cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, cộng đồng và chính sách xã hội.
Theo Hiệp hội nhân viên xã hội quốc gia (NASW):
Công tác xã hội là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm mục đích giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn, để họ tự phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội và để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được những mục đích của cá nhân.
Theo Liên đoàn chuyên nghiệp xã hội Quốc tế - IFSW (đưa ra tại Đại hội Montreal- tháng 7/2000):
Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và tự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc là các nguyên tắc căn bản của nghề (theo định nghĩa này thì công tác xã hội sẽ không được công nhận tại các nước chưa có nền giáo dục phát triển cao về công tác xã hội).
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 177
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 186
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 191
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16