Mã tài liệu: 302861
Số trang: 19
Định dạng: rar
Dung lượng file: 87 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay của các doanh nghiệp thì sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu đóng vai trò rất quan trọng là đối tượng quan trọng của lao động và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Để đảm báo cho một trong ba yếu tố trên thì các quá trình sản xuất chạy đều và ăn khớp với nhau. Trong các doanh nghiệp sản xuất chi phải nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm và là bộ phận dự trữ chủ yếu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc sử dụng nguyên liệu một cách hợp lý tiết kiệm là biện pháp chủ yếu hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy phải tổ chức tốt công tác quản lý hạch toán vật liệu từ quá trình thu mua, vận chuyển liên quan đến dự trữ vật liệu cho sản xuất kinh doanh.
Tổ chức tốt công tác hạch toán là khâu không thể thiếu được để quản lý, thúc đẩy kịp thời việc cung cấp vật tư để từ đó tiến hành và góp phần giảm những chi phí cần thiết trong sản xuất nhằm giảm giá thánhản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hơn nữa, để cung cấp đầy đủ số lượng đầu vào trong quá trình sản xuất thì các doanh nghiệp phải có số lượng vốn lưu động nhất định nhưng doanh nghiệp có sử dụng vốn lưu động thu mua đến khâu sử dụng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất tiết kiệm vừa để chống mọi hiện tượng xâm phạm tài sản của đơn vị hoặc cá nhân. để làm được điều đó các doanh nghiệp phải sử dụng các công cụ quản lý làm kế toán là một đơn vị quản lý giữ vai trò quan trọng nhất.
Nhận thấy vai trò to lớn của công tác quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp, đồng thời nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của thầy giáo và các cô chú công tác tại phòng tổ chức lao động Công ty thương mại và bao bì Hà Nội em đã mạnh dạn chọn đề tài "Công tác quản lý Nguyên Vật Liệu", tại Công ty thương mại và bao bì Hà Nội: Nhằm sáng tỏ những vấn đề vướng mắc giữa thực tế và lý thuyết để có thể hoàn thiện, bổ sung kiến thức kế toán đã tích luỹ được ở lớp.
Bố cục báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm các phần sau:
PHẦN I: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong Doanh Nghiệp .
PHẦN II: Một số đặc điểm tại Công ty thương mại và bao bì Hà Nội.
PHẦN III: Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu.
PHẦN IV: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý NVL.
Trên đây là toàn bộ công tác quản lý thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty thương mại và bao bì Hà Nội. Do thời gian thực tập còn ít và trình độ bản thân em con hạn chế nên báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để hoàn thiện tốt hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
PHẦN I
I. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP
1. Xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu
1.1. Khái Niệm
Mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tiêu dùng lớn nhất cho phép để sản xuất môtj đơn vị sản phẩm, hoặc để hoàn thiện một công việc nào đó trong điều kiện tổ chức và điều kiện tổ chức và điều kiện kỹ thuật nhất định.
Việc xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu chính xác và đưa mức đó vào áp dụng trong sản xuất là biện pháp quan trọng nhất để thực hành tiết kiệm vật liệu có cơ sở quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu. Mức tiêu dùng nguyên vật liệu còn là căn cứ để tiến hành để tiến hành kế hoạch hoá cung ứng và sử dụng vật liệu tạo điều kiện cho việc thực hiện hạch toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua và thực hành tiết kiệm trong Doanh Nghiệp .
1.2. Phương pháp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu.
Phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu có ý nghĩa quyết định đến chất lượng các nước đã được xác định.
Tuỳ theo những đặc điểm kinh tế kỹ thuật và điều kiện cụ thể của từng Doanh Nghiệp mà lựa chọn phương pháp xây dựng ở mức thích hợp của tiêu dùng vật liệu sau đây.
Phương pháp định mức theo thống kê kinh nghiệm
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp phân tích
1.2.1. Phương pháp thống kê kinh nghiệm
Là phương pháp dựa vào hai căn cứ:
- Căn cứ vào các số liệu thống kê về mức tiêu dùng nguyên vật liệu của kỳ báo cáo.
- Căn cứ vào kinh nghiệm của những công nhân tiên tiến, rồi dùng phương pháp bình quân gia quyền để xác định, định mức.
Ưu, nhược điểm của phương pháp này.
- Ưu điểm: Đơn giản dễ vận dụng, có thể tiến hành nhanh tróng, phục vụ kịp thời cho sản xuất.
1.2.2. Phương pháp thực nghiệm
Là phương pháp dựa vào kết quả của phòng thí nghiệm kết hợp với những điều kiện sản xuất nhất định để kiểm tra sửa đổi và kết quả đã tính toán hoặc tiến hành sản xuất thử nhằm xác định, định mức cho kế hoạch.
- Ưu điểm: Có tính chính xác và khoa học hợp phương pháp thống kê.
- Nhược điểm: Chưa phân tích toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến định mức và còn phụ thuộc vào phòng thí nghiệm có thể không phù hợp với điều kiện sản xuất.
1.2.3. Phương pháp phân tích
Thực chất của phương pháp này là kết hợp việc tính toán về kinh tế kỹ thuật với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lượng tiêu hao nguyên vật liệu, chính vì thế nó được tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Thu nhập và nghiên cưu các tài liệu đến mức đặc biệt là về các thiết kế sản phẩm, đặc tính của nguyên vật liệu chất lượng máy móc thiết bị, trình độ tay nghề công nhân...
Bước 2: Phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức và các nhân tố ảnh hưởng để tìm giải pháp xoá bỏ mọi lãng phí, tiết kiệm mức tiêu dùng vật liệu.
Bước 3: Tổng hợp các thành phần trong cơ cấu định mức, tính hệ số sử dụng và đề ra biện pháp phấn đấu giảm mức trong kỳ kế hoạch.
Ưu điểm: Có tính khoa học và tính chính xác cao, đưa ra một mức tiêu dùng hợp lý nhất. Hơn nữa khi sử dụng phương pháp này định mức tiêu dùng luôn nằm trong trạng thái được cải tiến.
Nhược điểm: Nó đòi hỏi một lượng thông tin tương đối lớn, toàn diện và chính xác, điều này có nghĩa là công tác thông tin trong doanh nghiệp phải được tổ chức tốt. Một điều dễ nhận thấy khác đó là với một lượng thông tin như vậy đòi hỏi phải có đội ngũ xử lý thông tin có trình độ và năng lực cao nhưng dù nói thế nào thì đây vẫn là phương pháp tiên tiến nhất.
2. Đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất trong Doanh Nghiệp.
Đảm bảo toàn vẹn về số lượng và chất lượng nguyên vật liệu là một điều rất cần thiết trong Doanh Nghiệp vì nó là nơi tập chung thành phẩm của Doanh Nghiệp trước khi đưa vào sản xuất và tiêu thụ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16