Mã tài liệu: 290639
Số trang: 89
Định dạng: zip
Dung lượng file: 5,975 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
CHƯƠNG I:
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.
.1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.1 Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
.1.1.1 Đặc điểm của hoạt động xây lắp
- Sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất kéo dài, do đó việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công
- Sản phẩm xây lắp thường cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt công trình, từ đó mà công tác quản lý, sử dụng, hạch toán vật tư, tài sản cũng trở nên phức tạp
- Quá trình từ khi khởi công công trình đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng là khoảng thời gian dài, phụ thuộc vào quy mô tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc khác nhau. Các công việc chủ yếu thực hiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, thời tiết làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, vì vậy, quá trình tập hợp chi phí kéo dài, phát sinh nhiều chi phí ngoài dự toán, chi phí không ổn định và phụ thuộc vào từng giai đoạn thi công.
- Sản phẩm xây lắp rất đa dạng nhưng lại mang tính đơn chiếc. Mỗi công trình được tiến hành thi công theo đơn đặt hàng cụ thể, phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, và theo thiết kế kỹ thuật của công trình đó. Khi thực hiện, các đơn vị xây lắp phải bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình.
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá trị dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ khi ký kết hợp đồng, do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp thể hiện không rõ. Nếu quản lý tốt chi phí thì doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí và tăng lợi nhuận
.1.1.2 Yêu cầu quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm
Quản lý là khâu quan trọng trong doanh nghiệp, nếu quản lý tốt thì tất yếu đem lại thành công. Trong đó, yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng vì chúng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, do đó chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đượng quản lý chặt chẽ, linh hoạt từ khâu lập dự toán, trong giai đoạn phát sinh đến khi tổng hợp cuối kỳ để vừa đầu tư chi phí hợp lý, vừa là cơ sở đúng đắn để tính giá thành sản phẩm, vừa đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
.1.1.3 Vai trò, nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Thông qua các số liệu hạch toán chi phí và tính giá thành do bộ phận kế toán cung cấp, nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp biết được từng khoản chi phí thực tế cho từng công trình, để phân tích, và đánh giá tình hình thực hiện các định mức, dự toán chi phí, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn bằng tiền, tiết kiệm hay lãng phí… Từ đó đề ra các biện pháp nhằm hạ thấp chi phí và giá thành đồng thời vẫn đảm bảo đượng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm.
Để tổ chức tốt việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp và định kỳ phân tích định mức chi phí, dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành để có kiến nghị đề xuất cho giám đốc đưa ra các quyết định phù hợp nhất.
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc thù doanh nghiệp.
- Tập hợp kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành.
- Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ, chính xác.
- Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp.
.1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để quản lý chi phí sản xuất, các nhà quản lý không chỉ cần phải nắm vững nội dung, bản chất và kết cấu của các khoản mục trong chi phí sản xuất mà còn phải thấy được các nhân tố tác động đến nó. Có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến chi phí, song tựu lại là các nhân tố chủ yếu sau:
- Nhân tố tiến bộ khoa học kỹ thuật: khoa học kỹ thuật và công nghệ, máy móc thiết bị, phương pháp công nghệ hiện đại đang được sử dụng ngày càng nhiều tạo nên khả năng lớn cho việc tiết kiệm chi phí lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất. Vì vậy, doanh nghiệp nào nắm bắt và áp dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ có nhiều lợi thế trong cạnh tranh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nhân tố tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính doanh nghiệp: nếu trang thiết bị hiện đại mà quản lý không tốt thì chi phí không có xu hướng giảm mà còn tăng lên. Do vậy, phải tổ chức quản lý chi phí sản xuất cho hợp lý, bố trí các khâu sản xuất ăn khớp với nhau sẽ hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng điện lực. Mặt
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 223
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16