Mã tài liệu: 291801
Số trang: 48
Định dạng: zip
Dung lượng file: 576 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Chương I
Công nghệ sản xuất thuốc viên nén
I.1. Thuốc viên (viên nén)
I.1.1. Khái niệm
Thuốc viên nén là dạng thuốc ở thể rắn có hình dạng kích thước khác nhau nhưng thông thường là hình trụ dẹt, hình bầu dục, hình thoi, hình khối dẹt… Có hàm lượng xác định, được điều chế bằng cách nén 1 hay nhiều dược chất với tá dược dưới dạng hạt nhỏ thành viên.
Đối với viên chứa thuốc độc, hoặc viên dùng ngoài thì nhuộm màu hoặc dùng hình dáng khác nhau để phân biệt. Đối với viên có mùi khó uống hoặc khó bảo quản thì có thể bao áo bên ngoài.
I.1.2. Ưu, nhược điểm của thuốc viên
a. ưu điểm
- Liều lượng tương đối chính xác, sử dụng thuận tiện và đơn giản.
- Có thể in chữ, khắc rãnh, in hàm lượng thuốc lên trên mắt viên làm giảm sự nhầm lẫn khi dùng thuốc.
- Thể tích gọn nên vận chuyển dễ dàng.
- Bảo quản được lâu vì ít chịu tác động của ngoại cảnh.
- Có thể bao ngoài 1 lớp vỏ để bảo vệ và che dấu mùi khó chịu của dược chất.
- Có thể cơ khí hoá và tự động hoá quá trình sản xuất.
- Năng xuất cao giá thành hạ.
b. Nhược điểm
- Khó uống đối với trẻ em và người bệnh bị hôn mê.
- Tác dụng chậm.
- Trường hợp sử dụng tá dược không đúng có thể làm ảnh hưởng tới độ rã của viên, hoặc quá trình bảo quản một số viên trở nên khó rã làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
I.1.3. Phân loại thuốc viên nén
Có nhiều cách phân loại
a. Dựa vào phương pháp sản xuất
- Viên dập thẳng không xát hạt.
- Viên dập qua xát hạt khô, xát hạt ẩm.
b. Dựa theo hình thức bên ngoài
- Viên nén trần
- Viên nén bao.
c. Dựa theo phương pháp sử dụng phân ra viên nén dùng trong hay viên nén dùng ngoài.
I.1.4. Thành phần thuốc viên nén
Thành phần thuốc viên nén gồm dược chất và tá dược.
I.1.4.1. Dược chất
Dược chất là các chất có tác dụng chữa bệnh. Các chất này có nguồn gốc khác nhau, có thể chất và tính chất khác nhau.
Tính chất lí hoá của dược chất rất quan trọng, nó quyết định đến phương pháp sản xuất, số lượng và chất lượng tá dược dùng.
Một số dược chất có cấu tạo tinh thể, kích thước đều nhau, có thể dập thẳng thành viên.
Ví dụ như: acid boric, natri hydrocacbonat, kali permanganat, natri clorid, kali clorid, camphor bromid, cafein citrat, kẽm sulfat…
Đa số dược chất muốn dập được thành viên phải trộn với 1 hay nhiều chất phụ, sau đó phải qua giai đoạn tạo hạt mới dập được thành viên.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 728
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 1020
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 1025
⬇ Lượt tải: 19