Mã tài liệu: 274320
Số trang: 10
Định dạng: zip
Dung lượng file: 46 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa không phải là quá trình chứng minh sôi động trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Những xu thế phát triển đi lên là phù hợp với xu thế khách quan hợp với quy luật lịch sử. Chủ nghĩa xã hội khoa học tự do dân chủ nhân đạo mà nhân dân ta mà loài người tiến bộ đang vươn tới luôn đại diện cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, đại diện lợi ích cho người lao động. Chủ nghĩa xã hội là người đề xướng lực lượng tiên phong chống chiến tranh vì hoà bình độc lập dân tộc. Dân chủ và tiến bộ xã hội. Nó xây dựng hình thành kiến trúc xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản đãvà đang đạt được. Nó vì sự nghiệp cao cả giải phóng con người, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người, vì sự tiến bộ chung của loài người.
Việc giải quyết vấn đề kinh tế xã hội mang tính toàn cầu như: Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng kinh tế, bùng nổ dân số, phân biệt chủng tộc và quan hệ sắc tộc đòi hỏi phải có giải pháp tổng hợp có lợi cho tất cả mọi người, mọi quốc gia. Điều đó thực hiện được là nhờ đường lối xã hội chủ nghĩa, chứ không phải nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa.
Đối với nước ta mối quan hệ giữa cách mạng dân tộc dân chủ với cách mạng xã hội chủ nghĩa là cơ sở cho việc lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu của con đường chủ nghĩa xã hội là hoà bình, độc lập dân tộc, tự do dân chủ, chống áp bức, bóc lột, bình đẳng, phồn thịnh và văn minh. Tuy nhiên để đi lên chủ nghĩa xã hội đất nước ta phải đi qua con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là quá trình hợp quy luật chuyền nền sản xuất nhỏ từng bước lên nền sản xuất lớn phát triển theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định nước ta có các thành phần kinh tế sau: Kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước.
Đối với kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của nước ta, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, có vị trí chi phối nền kinh tế, có tác dụng điều tiết thị trường và giá cả ở mức một mức độ nhất định. Kinh tế tập thể trong nông nghiệp đã chuyển sang thực hiện rộng rãi cơ chế khoán, hộ gia đình xã viên và đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất, bước đầu giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng lao động và vốn của nhân dân, kinh tế tư bản Nhà nước thành phần kinh tế mà chủ thể của nó là nhà tư bản Nhà nước cùng góp vốn để sản xuất kinh doanh. Đây là hình thức kinh tế trung gian, quá độ thích hợp để chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn ở nước ta. Còn hai thành phần kinh tế là kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân được gọi chung là kinh tế tư nhân sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau của tỉêu luận.
Kết cấu tiểu luận: Tiểu luận được chia làm ba phần:
Phần I: Cơ sở khách quan tồn tại thành phần kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ.
Phần II: Thực trạng của kinh tế tư nhân ở nước ta.
Phần III: Phương hướng đổi mới kinh tế chính sách thúc đẩy kinh tế tư nhân ở nước ta.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 223
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16