Mã tài liệu: 277605
Số trang: 23
Định dạng: zip
Dung lượng file: 150 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN MỞ ĐẦU:
Lịch sử phát triển của loài người chính là sự phát triển và thay thế của các phương thức sản xuất mà ứng với nó là các hình thái kinh tế-xã hội khác nhau. Các hình thái kinh tế- xã hội đã kế tiếp nhau ra đời, cái sau phủ định cái trước, cái mới phủ định cái cũ. Đây là sự phủ định mang tính chất biện chứng, tức là không xóa bỏ hoàn toàn, sạch trơn mà là sự phủ định có chọn lọc và kế thừa. Trong lịch sử đã có các hình thái : cộng sản nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tiến tới là hình thái cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội. Cộng sản chủ nghĩa là hình thức tổ chức kinh tế cao nhất, tiến bộ nhất, là cái đích mà con người luôn muốn vươn tới.
Việt Nam -đất nước tự hào với truyền thống bốn nghìn năm lịch sử- cũng đang từng ngày, từng giờ hoàn thiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để đưa tổ quốc phát triển lên một bước cao hơn, để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã được tiến hành qua 16 năm, với nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt của đời sống đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, đời sống nhân dân không những được cải thiện mà còn từng bước được nâng cao. Để đạt được điều đó ngoài nhân tố con người thì một nhân tố có vai trò cũng rất quan trọng là ta đã lựa chọn phát triển một mô hình kinh tế phù hợp với thực tiễn đất nước và tình hình chung của khu vực và thế giới. Đó chính là hình thức kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một sự lựa chọn sáng suốt và hợp lý của Đảng và Nhà nước Việt Nam, xuất phát từ việc nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan về nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường đã được tiến hành ở rất nhiều nước trên thế giới. Sự sáng tạo ở đây chính là sự vận dụng lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin cùng tư tưởng Hồ Chí Minh đúng, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Bởi vì, nền kinh tế thị trường tuy là hình thức phát triển cao nhất của kinh tế hàng hoá, nó cũng tạo ra động lực lớn cho sự phát triển kinh tế, song đồng thời kinh tế thị trường cũng có những mặt trái của nó. Đó chính là những hạn chế, những bất cập nảy sinh không chỉ trên lĩnhvực kinh tế mà còn liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nếu như một đất nước không thể giải quyết tốt các tiêu cực đó thì sẽ không thể phát triển lâu bền được. Nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn quy luật đó, Nhà nước Việt Nam đã phát huy vai trò là người dẫn đường để nền kinh tế đi đúng hướng, giải quyết, hạn chế các hiện tượng phát sinh để nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững.
Trong thời gian qua, vai trò kinh tế này của Nhà nước Việt Nam đã thực sự phát huy có hiệu quả và dần dần càng hoàn thiện thêm. Đề tài : “Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta hiện nay” có nội dung đề cập đến chính vấn đề này. Đây là một đề tài không đơn giản song lại rất thú vị. Việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này đã khiến em được cung cấp thêm rất nhiều kiến thức về thực tiễn cũng như lý luận. Trong đó vấn đề sâu sắc nhất chính là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam hay sự kết hợp hài hoà giữa “ Bàn tay vô hình” và “Bàn tay hữu hình” trong quản lý kinh tế ở đất nước ta hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16