Mã tài liệu: 286792
Số trang: 66
Định dạng: zip
Dung lượng file: 462 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Cơ sở lý luận của chiến lược xuất khẩu ở công ty kinh doanh quốc tế.
I. vai trò và Vị trí của xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường.
1. Khái niệm và bản chất của xuất khẩu hàng hoá
a. Khái niệm xuất khẩu hàng hoá
Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Theo cách khác chúng ta có thể định nghĩa xuất khẩu hàng hoá là : việc đưa hàng hoá ra thị trường nước ngoài để tiêu thụ nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng nước ngoài.
b. Bản chất của xuất khẩu hàng hoá
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho tới hàng hoá tư liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị cho tới công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận cho các quốc gia tham gia.
Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất trong hoạt động thương mại quốc tế. Nó có thể diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
Xuất khẩu hàng hoá là nguồn chính của thu nhập và chi tiêu quốc tế ở hầu hết các quốc gia .Trong số các công ty tham dự vào một số dạng hoạt động thương mại quốc tế, ngày càng có nhiều công ty hơn xâm nhập vào các hoạt động xuất khẩu hơn bất kỳ loại giao dịch nào khác.
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động đầu tiên của một công ty quốc tế vì nó đòi hỏi sự ràng buộc và sự rủi ro tối thiểu về những nguồn lực của công ty.
Xuất khẩu hàng hoá được tiếp tục ngay cả khi công ty đa dạng hoá phương thức hoạt động. Hay nói cách khác, trong một số trường hợp xuất khẩu có thể bị gián đoạn nhưng nó vẫn thường tiếp tục, hoặc bởi những hoạt động thương mại với các thị trường khác hoặc bước sang những hoạt động thương mại mới.
2. Quan điểm chủ đạo của Nhà Nước và vai trò của xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường.
a. Quan điểm chủ đạo của nhà nước vễ xuất khẩu hàng hoá
Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại với nước ngoài góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước, căn cứ vào luật tổ chức chính phủ ngày 39/09/1992, theo quy định của Bộ trưởng Bộ thương mại thì chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam rất ưu tiên cho công tác xuất khẩu của các doanh nghiệp. Các quy định và hướng dẫn chi tiết về việc này được ghi trong nghị định 57 CP ngày 30/07/1998.
Việc quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Tuân thủ luật pháp và các chính sách có liên quan của Nhà nước về sản xuất lưu thông và quản lý thị trường .
- Tôn trọng các cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế.
- Đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp và đảm bảo sự quản lý của Nhà nước.
- Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường mới, xuất khẩu các mặt hàng mà Nhà nước khuyến khích xuất khẩu.
Bộ thương mại cùng uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ tài chính, ngân hàng Nhà nước, các Bộ có liên quan trình Chính phủ danh mục mặt hàng khuyến khích xuất khẩu, các chính sách và biện pháp để thực hiện các mục tiêu trên.
Nhằm khuyến khích xuất khẩu trường hợp các doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh xuất khẩu, những mặt hàng ngoài phạm vi danh mục nghành hàng đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh xuất khẩu thì Bộ thương mại có trách nhiệm xem xét và giải quyết cụ thể từng hợp đồng xuất khẩu nhưng mặt hàng đó.
Đặc biệt trong văn kiện đại hội VIII Đảng ta đã xác định rõ: Công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn trước hết phải nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng của nông, lâm, ngư nghiệp, bảo đảm vững chắc yêu cầu an toàn lương thực cho xã hội, tạo nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị, phát triển các nghành nghề , làng nghề truyền thống và các nghành nghề mới bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 204
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16