Mã tài liệu: 276812
Số trang: 26
Định dạng: zip
Dung lượng file: 177 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay trước xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại.Thì các nước đang phát triển trong quá trình thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, luôn gặp phải những khó khăn lớn về vốn, công nghệ, kỹ thuật... Và Việt Nam cũng là một trong những nước đang phát triển đó. Do đó để thực hiện mục tiêu của mình, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định “Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.
Để thực hiện được chiến lược phát triển này chúng ta phải phát triển nhanh mạnh, vững chắc các ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến, có khả năng cạnh tranh cao, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp sử dụng ít vốn, thu hút nhiều lao động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài thu hút các nguồn lực bên ngoài, tích cực chủ động, mở rộng thâm nhập thị trường quốc tế.
Với ngành dệt may Việt nam là một ngành hàng truyền thống, lâu đời ở Việt nam và là một ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển , góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, thu hút nhiều lao động và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó EU là một thị trường rộng lớn, có vai trò quan trọng trong Thương mại quóc tế, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định. Vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường EU là vấn đề cần thiết và lâu dài trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu này trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập vì thế mà hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Để góp phần tháo gỡ những khó khăn này: Đề tài “Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU”đã được chọn làm đề tài nghiên cứu.
* Mục đích nghiên cứu của đề tài: Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường EU.
* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và thị trường EU.
Nội dung nghiên cứu:
ã Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU.
ã Đưa ra các giải pháp đối với doanh nghiệp và kiến nghị đối với nhà nước.
ã Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh...
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
- Chương I: Lí luận chung về hoạt động xuất khẩu.
- Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.
- Chương III: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu này có thể còn nhiều những thiếu sót và nhược điểm. Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hường, cô giáo Nguyễn Thanh Hà đã nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ, để em được nghiên cứu và hoàn thành đề tài này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16