Mã tài liệu: 248331
Số trang: 24
Định dạng: doc
Dung lượng file: 142 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là đội tiên phong cách mạng, là người mở đầu cho mọi thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Những cương lĩnh do Đảng khởi thảo và ban hành là kết quả của cả một quá trình sáng tạo, tìm tòi, là những mốc son chói lọi đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Đảng qua từng cương lĩnh. Từ khi thành lập Đảng đã có 4 lần thông qua Cương lĩnh. Các cương lĩnh ấy đã cùng với Đảng và nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Hội nghị thành lập Đảng đầu tháng 2 năm 1930 đã thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Tuy vắn tắt nhưng đây là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo, đã vạch ra con đường cách mạng khoa học cho cách mạng Việt Nam. Đến tháng 10/1930, bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo đã được công bố. Tuy còn hạn chế nhưng Luận cương đã xác định được những vấn đề chiến lược của cách mạng nước ta. Cách mạng Tháng Tám thành công nhưng nhân dân ta vẫn phải tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Pháp. Để kháng chiến mau thắng lợi hoàn toàn, tháng 2 năm 1951, tại Đại hội II, Đảng đã thông qua bản “Chính cương Đảng lao động Việt Nam”. Nhưvậy, ba cương lĩnh chính trị trên của Đảng đã bao gồm những nội dung rất cơ bản, định hướng cho cách mạng Việt Nam trên con đường đấu tranh giành chính quyền và giải pháp dân tộc.
Nhưng chỉ đến Cương lĩnh thứ tư của Đảng (6-1991): “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” được thông qua tại Đại hội VII của Đảng mới thực sự là một cương lĩnh mang một màu sắc mới của thời đại mới: màu sắc của tư duy đổi mới được vạch ra từ Đại hội VI (12-1986). Đây là một cương lĩnh đổi mới rất sáng tạo của Đảng.
Việc nghiên cứu về Cương lĩnh thứ 4 này của Đảng mang những ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất có giá trị. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
Có rất nhiều người đã nghiên cứu về vấn đề này trên nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau. Vì vậy, trên tinh thần tiếp thu, học hỏi những vấn đề phù hợp, chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu thêm trong công trình của mình những khía cạnh mới.
Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ tập trung vào giải quyết những vấn đề xung quanh cương lĩnh xây dựng đất nước của Đảng: nội dung cơ bản, ý nghĩa lịch sử
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991).
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu chung của khoa học lịch sử.
Bố cục cơ bản: chia làm 3 phần:
I. Hoàn cảnh ra đời
II. Nội dung Cương lĩnh
III. Ý nghĩa Cương lĩnh
NỘI DUNG CHÍNH.
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI.
1.1. Thành tựu, hạn chế sau 5 năm đổi mới.
1.1.1. Thành tựu:
Đại hoọi VI của Đảng (12-1986) diễn ra trong bối cảnh quốc tế là cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc, đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn diễn ra gay gắt Đồng thời, lúc đó Việt Nam sau 10 năm (1975 - 1985) đi lên theo mô hình cũ, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng; sản xuất đình đốn, lạm phát tăng vọt, đất nước bị bao vây về kinh tế, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Và sau gần 5 năm phấn đấu gian khổ, nhân dân ta đã giành được những thắng lợi bước đầu rất quan trọng cả về kinh tế - xã hội, chính trị, đối ngoại
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 18