Mã tài liệu: 282172
Số trang: 30
Định dạng: zip
Dung lượng file: 217 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Vị trí và mục đích tính khấu hao:
Để tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh và các hoạt động khác, đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động, phân phối và sử dụng một khối lượng tài sản nhất định, trong đó TSCĐ chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản. TSCĐ là những TSCĐ có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ thì sự hao mòn là điều mang tính khách quan và do đó doanh nghiệp phải có phương pháp tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong kỳ hạch toán gọi là khấu hao TSCĐ. Việc tính khấu hao giúp doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí và thu hồi lại vốn đầu tư để tái tạo TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểm soát hết hiệu lực. Việc tính khấu hao ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, lợi nhuận và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Do đó các nhà quản trị luôn cố gắng áp dụng phương pháp tính khấu hao TSCĐ và phân bổ một cách hợp lý với điều kiện tài chính của doanh nghiệp để thu được lợi nhuận lớn nhất.
2. Lý do chọn đề tài:
Hao mòn của TSCĐ là sự giảm dần giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến độ kỹ thuật. Trong các doanh nghiệp, TSCĐ có nhiều loại và đặc tính hao mòn khác nhau, hơn nữa giá trị của những TSCĐ thường lớn. Do đó việc xác định phương pháp tính khấu hao TSCĐ sẽ phải xác định sao cho phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp. Tuy nhiên các phương pháp tính khấu hao khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau về chi phí khấu hao TSCĐ và qua đó ảnh hưởng đến thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, do vậy việc vận dụng phương pháp khấu hao TSCĐ phải nằm trong khuôn khổ quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên, các quy định trong chế độ và việc thực hiện của các doanh nghiệp còn nhiều vấn đề bất cập, chưa phù hợp. Các doanh nghiệp còn thực hiện chưa thông nhất một số nội dung hay một số quy định còn chưa phù hợp cũng như chưa có chuẩn cho các doanh nghiệp thực hiện thống nhất.
Em chọn đề tài này để có thể hiểu rõ hơn việc hạch toán TSCĐ và thấy được thuận lợi của việc tính khấu hao đối với các doanh nghiệp và những vướng mắc trong vấn đề tính khấu hao ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ những thuận lợi và khó khăn đó để có phương pháp áp dụng đối với doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất và đồng thời tìm các biện pháp khắc phục những hạn chế do việc tính khấu hao mang lại để tăng hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16