Mã tài liệu: 298780
Số trang: 126
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,241 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .... 1
I. Lí do chọn đề tài... 1
II. Mục đích nghiên cứu... 3
III. Giả thuyết khoa học ... 3
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3
VI. Phương pháp nghiên cứu ... 3
VII. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 3
VIII. Cấu trúc của đề tài .. 4
Chương I: Cơ sở lý luận chung. ... 5
1.1 Lí luận tổ chức hoạt động dạy học 5
1.1.1 Quá trình nhận thức và sự lĩnh hội kiến thức .. 5
1.1.2 Bản chất của hoạt động học vật lí .. 6
1.1.3 Bản chất của hoạt động dạy vật lí .. 8
1.1.4 Chức năng của dạy trong hệ tương tác dạy học . 9
1.1.5 Nhiệm vụ của dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông…... ……………10
1.2 Cơ sở lí luận của việc phát triển tư duy học sinh .. 11
1.2.1 Khái niệm tư duy .. 13
1.2.2 Những đặc điểm của tư duy . 13
1.2.3 Các giai đoạn của một quá trình tư duy .. 15
1.2.4 Các loại tư duy.. 17
1.2.5 Các biện pháp phát triển tư duy của học sinh 23
Kết luận chương I ... 27
Chương II: Xây dựng tiến trình dạy học các thuyết về ánh sáng
( vật lí 12 nâng cao) theo hướng phát triển năng lực tư duy cho học sinh 28
2.1 Một số vấn đề về thuyết vật lí . 28
2.1.1 Khái niệm thuyết vật lí.. 28
2.1.2 Cấu trúc của thuyết vật lí .. 28
2.1.3 Vai trò của thuyết vật lí. 31
2.1.4 Đặc điểm của thuyết vật lí. 31
2.1.5 Chức năng của thuyết vật lí 32
2.2 Phương pháp dạy học các thuyết vật lí góp phần phát triển tư duy cho học sinh .. 33
2.2.1 Con đường hình thành các thuyết vật lí . 33
2.2.2 Phương pháp hình thành các thuyết về ánh sáng trong dạy học . 41
2.3 Phân tích đặc điểm, thực trạng dạy học các thuyết trong chương sóng ánh
sáng và lượng tử ánh sáng (vật lí 12 nâng cao) . 46
2.3.1 Đặc điểm của chương sóng ánh sáng 46
2.3.2 Đặc điểm của chương lượng tử ánh sáng .. 52
2.3.3 Thực trạng dạy học các thuyết trong chương sóng ánh sáng và lượng tử
ánh sáng (vật lí 12 nâng cao) ... 56
2.4 Thiết kế phương án dạy học một số bài cụ thể 59
2.4.1 Phương án dạy học kiến thức bài 41 60
2.4.2 Phương án dạy học kiến thức bài 44 . 75
Kết luận chương II .. 89
Chương III: Thực nghiệm sư phạm 90
3.1 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và pp của thực nghiệm sư phạm . 90
3.1.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm . 90
3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 90
3.1.3 Đối tượng và cơ sở TNSP 90
3.1.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm .. 91
3.1.5 Ước lượng các đại lượng đặc trưng cho TNSP . 91
3.1.6 Cách đánh giá, xếp loại . 92
3.2 Tiến hành thực nghiệm sư phạm .. 93
3.3 Kết quả và xử lí kết quả TNSP. 94
3.3.1 Các kết quả về mặt định tính của việc phát triển tư duy của HS 94
3.3.2 Kết quả định lượng ... 95
3.4 Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm... 101
Kết luận chương III ... 102
Kết luận chung... 103
Tài liệu tham khảo. 105
Phụ lục ... 107
I. Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, thế kỷ của tri thức khoa học và công nghệ cao. Điều đó đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện. Nghị quyết BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục đào tạo là đào tạo ra những con người có đủ phẩm chất, năng lực để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, làm chủ tri thức khoa học công nghệ hiện đại, có năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhân loại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành giỏi”. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục nói trên, vấn đề đặt ra đối với các trường học là không ngừng đổi mới về nội dung, PPDH và tăng cường trang thiết bị dạy học. Hội nghị BCHTƯ Đảng khoá XIII lần hai nhấn mạnh: "Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh...Củng cố và phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số phấn đấu giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng lãnh thổ".
Trong những năm gần đây, việc đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đang diễn ra sôi động ở nước ta. Việc rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh có vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển toàn diện học sinh. Việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy nhằm phát triển tư duy cho học sinh là một vấn đề được nhiều nhà khoa học giáo dục và tâm lý học nghiên cứu. Thực tiễn giảng dạy môn vật lý trong nhà trường phổ thông hiện nay cho thấy: Việc phát triển tư duy cho học sinh vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do nội dung sách giáo khoa còn mang nặng tính lý thuyết, phương pháp dạy học của giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú ý nhiều đến phương pháp nhận thức của học sinh. Học sinh thường thụ động trước những kiến thức mới, chưa được rèn khả năng tự học. Vì vậy bên cạnh cácgiải pháp khác, cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường phát triển tư duy cho học sinh.
Thuyết vật lý là một hệ thống những tư tưởng, quy tắc, quy luật dùng làm cơ sở cho một ngành hoặc nhiều ngành khoa học để giải thích các sự kiện, hiện tượng, để hiểu rõ bản chất sâu xa của các sự kiện, hiện tượng đó, tạo cho con người có khả năng tác động mạnh hơn, có hiệu quả hơn vào thực tế khách quan. Do vậy trong quá trình hình thành các thuyết trong trường phổ thông cho học sinh, giáo viên không những giúp cho kiến thức của học sinh thêm phong phú, sâu sắc mà còn là cơ hội để giáo viên trang bị cho học sinh những phương pháp nghiên cứu, phương pháp tư duy.
Việc áp dụng các phương pháp dạy học nhằm phát triển tư duy HS trong dạy học vật lý, đã có một số tác giả thực hiện như: Phạm Thanh Bình –Phát triển tư duy HS bằng việc vận dụng phương pháp tìm tòi từng phần trong giảng dạy một số bài chương “Dao động điện, dòng điện xoay chiều” -Luận văn thạc sĩ ĐHSPHN, Ngô Văn Lý – “Phát triển tư duy HS THCS miền núi khi tiến hành thí nghiệm biểu diễn”
- Luận văn thạc sĩ ĐHSP Thái Nguyên 1999, Nguyễn Thị Hải Yến – “Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết có vấn đề cho HS khi dạy một số kiến thức chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lý lớp 12 THPT - Luận văn thạc sĩ ĐHSP Thái Nguyên 2004, Tô Đức Thắng – “Tiến hành thí nghiệm biểu diễn nhằm phát triển tư duy HS THPT miền núi khi dạy một số bài chương – Chất khí” - Luận văn thạc sĩ ĐHSP Thái Nguyên 2007, Lê Văn Huế - “Phát triển tư duy học sinh trung học phổ thông miền núi khi dạy các khái niệm vật lý của chương – “Từ trường và Cảm ứng điện từ”- Luận văn thạc sĩ ĐHSP Thái Nguyên 2008 …Các công trình này đã có những thành công nhất định trong việc phát triển tư duy HS. Song chưa có công trình nào nghiên cứu để đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm phát triển tư duy HS THPT thông qua việc hình thành các thuyết vật lý.
Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng tiến trình dạy học các thuyết về ánh sáng (vật lí 12 nâng cao) theo hướng phát triển năng lực tư duy cho học sinh”.
II. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển tư duy học sinh THPT trong khi dạy hoc chương: “Sóng ánh sáng” và “Lượng tử ánh sáng” vât li lơp 12 nâng cao. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh ở trường THPT
- Nội dung một số kiến thức thuộc chương – Sóng ánh sáng và Lượng tử ánh sáng .
IV. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên sử dụng hợp lí các biện pháp dạy học phù hợp với đặc điểm và quá trình tư duy trong dạy học các thuyết vật lí cho học sinh thì học sinh có năng lực tư duy tốt hơn.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về dạy và học.
- Nghiên cứu lí luận về phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học.
- Nghiên cứu đặc điểm và việc hình thành các thuyết vật lý.
- Nghiên cứu các biện pháp phát triển tư duy cho học sinh khi dạy các thuyết vật lí.
- Nghiên cứu chương: Sóng ánh sáng và Lượng tử ánh sáng trong vật lí 12 nâng cao nhằm xác định nội dung của thuyết, ứng dụng của thuyết. Thiết lập sơ đồ logic.
- Điều tra thực tế việc dạy và học các thuyết ở một số trường THPT.
- Soạn thảo nội dung và thiết kế tiến trình dạy học một số thuyết trong chương: Sóng ánh sáng và Lượng tử ánh sáng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển tư duy cho học sinh THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo hướng đề tài đã nêu ra.
VI. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận.
- Điều tra thực tế và tổng kết kinh nghiệm.
- Thực nghiệm sư phạm theo hướng đề tài đã đề ra.
VII. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài.
- Góp phần làm rõ cơ sở li luận vê hoat đông day hoc va viêc phat triên tư duy hoc sinh. Đê xuât đươc các biện pháp hình thành các thuyết vật lý nhằm phát triển tư duy học sinh THPT.
- Kết quả đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy môn vật lý ở trường THPT.
VIII. Cấu trúc của luận văn. Gồm: phần mở đầu, kết luận và ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận chung.
Chương 2: Xây dựng tiến trình dạy học các thuyết về ánh sáng (vật lí 12 nâng cao) theo hướng phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 741
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 160
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 166
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 721
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 18