Mã tài liệu: 298774
Số trang: 120
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,068 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và tiếp cận nhanh chóng với nền công nghệ cao, trong những năm gần đây đổi mới giáo dục được đặt lên như một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở nước ta, trong đó đòi hỏi sự đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học.
Luật giáo dục năm 2005 điều 28.2 có ghi : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác đ ộng đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
Thực tế dạy học vật lý ở trường phổ thông cho thấy việc dạy học phần“Hạt nhân nguyên tử” còn có một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu:
- Từ năm học 2005- 2006 trở về trước việc kiểm tra đánh giá kiến thức cấp học THPT thông qua các kì thi tốt nghệp, các kiến thức về hạt nhân nguyên tử ít được đề cập, nên việc dạy học p hần này thường bị xem nhẹ.
- Việc vận dụng bài tập của chương này liên quan nhiều đến kiến thứctoán học khó, nội dung lý thuyết trừu tượng.
- Trong khi đó pầhn kiến thức về “Hạt nhân nguyên tử” có ý nghĩa khoa học, kỹ thuật và giáo dục rất quan trọng. Trước hết là vấn đề sản xuất điện nguyên tử, công nghệ hạt nhân đã và đang có vai trò to lớn trong cuộc sống con người. Đồng thời các kiến thức ở phần này có vai trò rất lớn trong việc GDTGQ, GDKTTH, GDMT cho HS.
Trong bối cảnh đó chúng tôi nhận thấy cầ n tìm kiếm một tư tưởng dạyhọc sao cho có thể nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS khi dạyhọc phần này, đồng thời nâng cao hứng thú học tập cho HS. Qua nghiên cứu LTSPTH, chúng tôi thấy có thể vận dụng lý thuyết này cho việc dạy học phần “Hạt nhân nguyên ửt ”. Đó là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học một số kiến thức về “Hạt nhân nguyên tử” lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu vận dụng TTSPTH vào dạy học một số kiến thức về “Hạt nhân nguyên ửt ” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục HS góp phần đổi mới PPDH vật lý ở nhà trường phổ thông.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Quá trình ạdy học phần “Hạt nhân nguyên tử, trong chương trìnhvật lý THPT.
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu vận dụng hợp lý TTSPTH khi dạy học các kiến thức về “Hạt nhânnguyên tử” thì chất lượng dạy học và giáo dục HS sẽ được nâng cao.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vận dụng TTSPTH vào dạy học vật lý ở trường phổ thông.
- Nghiên cứu thực t iễn thực hiện mục tiêu, các nhiệm vụ giáo dục trongdạy học vật lý ở trường THPT.
- Nghiên cứu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức phần "Hạtnhân nguyên tử” theo TTSPTH.
- Thực nghiệm sư phạm.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về DHTH.
- Nghiên cứu tổng quan các luận văn, những công trình đã công bố.
- Dựa trên định hướng chỉ đạo từ các văn kiện Đảng về giáo dục và tầmquan trọng của đổi mới PPDH.
2.Phương pháp khảo sát thực trạng
- Dùng các phiếu đánh giá, thăm dò đối với GV và HS khi dạy và họcphần kiến thức “Hạt nhân nguyên tử"
- Kiểm tra đánh giá thông qua các phiếu kiểm tra trắc nghiệm kháchquan (hoặc kết hợp giữa trắc khách quan với trắc nghiệm tự luận).
3.Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Dạy thực nghiệm một số giáo án thiết theo TTSPTH ở các lớp TN vàĐC.
4. Phương pháp chuyên gia
- Xin ý kiến góp ý, đánh giá của các chuyên gia.
5. Phương pháp thống kê toán học
- Sử lý các số liệu thực nghiệm.
VII.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
1. Đóng góp về mặt lý luận
- Đã hệ thống hóa các nội dung cơ bản của LTSPTH, phù hợp với thựctế vận dụng của HS phổ thông.
- Đã nghiên cứu triển khai cụ thể hóa LTSPTH vào thực tế dạy học vậtlý ở trường THPT.
2.Về mặt thực tiễn
- Đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng dạy học vật lý ở một số trườngTHPT theo TTSPTH.
- Đã nghiên cứu và xây dựng tiến trình dạy học cụ thể một số bài của phần “Vật lý hạt nhân” lớp 12 THPT theo TTSPTH góp phần nâng cao chất lượng giáo dục HS. Các bài học đã được vận dụng vào thực tế dạy học ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên.
VIII CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm phần mở đầu và ba chương:
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn vận dụng TTSPTH trong dạy họcvật lý ở trường THPT.
Chương II. Xây dựng tiến trình dạy học một số bài về phần “Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử" theo TTSPTH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục HS.
Chương III. Thực nghiệm sư phạm.
Tài liệu tham khảo và phụ lục.
KẾT LUẬN CHUNG
1. Đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài cho thấy việc nghiên cứu vận dụng TTSPTH vào dạ y học phần "Hạt nhân nguyên tử " là cần thiết. Đã nghiên cứu những vấn đề :
- Lý thuyết SPTH.
- Vận dụng TTSPTH trong thực tế hiện nay.
- Sự cần thiết phải vận dụng TTSPTH.
- Nguyên tắc vận dụng TTSPTH trong dạy học Vật lý.
- Các hoạt động của giáo viên vật lý khi vận dụng TTSPTH.
` 2. Vận dụng TTSPTH kết hợp với việc sử dụng các PPDHTC soạn thảo tiến trình dạy học một số bài trong chương “ Vật lý hạt nhân”. Căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh, chúng tôi xây dựng một số biện pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu mà đề tài đề ra.
Dựa vào cơ sở lý luận đưa ra ở chương I vận dụng TTSPTH xây dựngtiến trình dạy học một số bài học cụ thể:
Bài I : Phản ứng hạt nhân.
Bài II : Bài tập về sự phóng xạ và phản ứng hạt nhân.
Bài III : Phản ứng phân hạch – Nhà máy điện nguyên tử.
3.Thông qua các hoạt động tích hợp kết hợp với các định hướng hoạt động dạy và học của GV và HS dạy học theo hướng nghiên cứu của đề tài này đã đem lại hiệu quả nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh.
4. Đề tài đã đạt được các kết quả nghiên cứu sau:
* Đóng góp về mặt lý luận:
- Đã hệ thống hóa các nội dung cơ bản của lý thuyết sư phạm tích hợp,phù hợp với thực tế vận dụng của giáo viên phổ thông.
- Đã nghiên cứu triển khai cụ thể hóa TTSPTH vào thực tế dạy học vật
lý ở trường THPT.
*Về mặt thực tiễn:
- Đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng dạy học vật lý ở một số trường
THPT theo tư tưởng sư phạm tích hợp (TTSPTH).
- Đã nghiên cứu và xây dựng tiến trình dạy học cụ thể một số dạng bài của phần “Vật lý hạt nhân” lớp 12 THPT theo TTSPTH góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Các bài học đã được vận dụng vào thực tế dạy học ở một số trường THPT tỉnh Thái nguyên.
5. Một số đề xuất :
Qua việc dạy học một số bài của chương “Hạt nhân nguyên tử” theo TTSPTH đã thuđược một số kết quả khả quan, chúng tôi thấy rằng nên nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học này cho nhiều nội dung kiến thức vật lý khác trong chương trình vật lý phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Để vận dụng TTSPTH vào dạy học vật lý giáo viên phải được bồi dưỡng về lý luận và thực hành dạy học tích hợp do đó cần phải đưa những cơ sở lý luận về TTSPTH vào chương trình đào tạo và bồi dưỡng GVvật lý.
Cần soạn thảo các tài liệu hướng dẫn phương pháp cho giáo viên về dạyhọc tích hợp.
Những giáo án chúng tôi đã soạn thảo có thể dùng làm tư liệu thamkhảo cho việc giảng dạy vật lý ở các trường phổ thông theo TTSPTH.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 849
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 1051
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 3000
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 721
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 4669
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 16