Mã tài liệu: 89313
Số trang: 59
Định dạng: docx
Dung lượng file: 520 Kb
Chuyên mục: Sư phạm sinh học
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà nền tri thức được cung cấp nhiều hơn bao giờ hết, đa dạng hơn bao giờ hết. Vấn đề là con người trong xã hội ấy có biết nắm bắt được nguồn tri thức đó không? Bởi vì, nếu không có một phương pháp, một cách thức khoa học con người sẽ " chìm trong một biển tri thức " hỗn độn phức tạp. Trách nhiệm đó là của toàn xã hội mà trước hết là những con người làm công tác giáo dục.
Nhận thức được điều đó, Nghị quyết trung ương Đảng khoá VII đã đề ra nhiệm vụ" Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học". Nghị quyết TƯ II khoá VIII nhận định " phương pháp giáo dục đào tạo chậm được đổi mới. chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học", đồng thời cũng tiếp tục khẳng định "đổi mới phương pháp giáo dục khắc phục lối truyền thụ một chiều rèn luyện thành nề nếp, tư duy sáng tạo của người học từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học tự nghiên cứu trong học sinh.
Thấm nhuần tư tưởng chủ trương đó toàn bộ ngành giáo dục nước nhà đang cùng nhau tiến vào một cuộc cách mạng - Cách mạng giáo dục mà nội dung cơ bản nhất của nó là đổi mới phương pháp dạy học. Mấu chốt của cuộc cách mạng đó là không phải đưa ra một phương pháp nào mới, hoàn chỉnh để thay thế các phương pháp trước đây mà là biện pháp, cách thức để phối hợp những phương pháp đã có nhằm nâng cao tính tích cực chủ động của người học.
Một trong những phương pháp giúp phát huy tính tích cực chủ động của người học là phương pháp tự học mà đơn giản nhất dễ áp dụng nhất là tự học qua SGK. Đây là phương pháp không mới nhưng ít được áp dụng trong thực tế.
Với đặc thù của môn sinh học là môn khoa học thực nghiệm rất cần đến tính tích tự lực trong tìm tòi nghiên cứu của bản thân người tự học để tìm ra những kiến thức mới, tôi thiết nghĩ phải tìm mọi cách để tìm hiểu cơ sở lý luận của phương pháp này cũng như tìm hiểu về tính khả thi khi áp dụng phương pháp này trong dạy HS học ở các trường THCS.
Kết cấu đề tài:
PHẦN I: Đặt vấn đề
Phần II: Giải quyết vấn đề
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 705
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 1476
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 229
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 1060
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 1719
⬇ Lượt tải: 17