Mã tài liệu: 128920
Số trang: 118
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản lý giáo dục
Trong xu thế hiện nay trên toàn thế giới nói chung và các quốc gia nói riêng, sự bùng nổ trong lĩnh vực CNTT không còn là những giả tưởng xa vời mà nó đã là thực tế của thời đại. Có thể nói, trong nền kinh tế tri thức hiện nay CNTT chính là chiếc chìa khoá để mở rộng không gian học tập, là cầu nối giữa các nền văn hoá, tri thức, xã hội, khoa học kỹ thuật... Xét về mặt kinh tế – xã hội Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết và phát triển. Trong quản lý kinh tế nó giúp cho các nhà quản lý nắm bắt thông tin để điều chỉnh kịp thời mục tiêu kế hoạch nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng giúp cho nhà quản lý kinh tế điều hành dễ dàng và hiệu quả góp phần giảm bớt chi phí hành chính làm tăng lợi nhuận cho đơn vị. Trong công tác xã hội công nghệ thông tin như chiếc cầu nối làm mọi người gắn bó với nhau và hiểu nhau hơn, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách có lợi cho việc bình ổn xã hội. Ngoài ra CNTT còn giúp cho việc phổ biến những chính sách đó đến từng vùng, từng người dân tạo hiệu quả cho việc tuyên truyền, ngược lại việc tiếp thu những chính sách đó thông qua các phương tiện thông tin đại chúng sẽ tránh được những sai lầm không cần thiết khi thông qua nhiều khâu trung gian. Trong công tác đối ngoại công nghệ thông tin nhanh chóng giúp các quốc gia hiểu nhau, xích lại gần nhau hơn, chuyển những xung đột từ đối đầu thành đối thoại tạo cho thế giới và khu vực có một nền hoà bình mới. Đối với công tác quản lý đào tạo nói riêng công nghệ thông tin giúp quản lý được khoa học và hiệu quả hơn, cụ thể là nhờ máy móc thiết bị và các phần mềm chuyên dụng CNTT sẽ giúp việc quản lý đào tạo được khoa học, chính xác, tiết kiệm thời gian, sức người và sức của vv... Cũng chính vì lẽ đó mà hiện nay đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới cũng mong muốn tạo cho mình những điều kiện tốt nhất về khoa học kỹ thuật trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin, mà ở đây chính là phát triển cơ sở hạ tầng để nâng công nghệ thông tin lên tầm cao mới. Trong đó nhiệm vụ đặt ra là song song với việc đầu tư cho cơ sở vật chất (máy móc thiết bị...) cần phải xây dựng độ ngũ những nhà khoa học, những kỹ sư chuyên ngành, đội ngũ công nhân kỹ thuật, đội ngũ thợ lành nghề. Nói tóm lại, công nghệ thông tin như một làn gió mới góp phần chuyển hướng quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội của một quốc gia, một bộ máy, trong đó có quản lý đào tạo ngày một hiệu quả hơn.
Kết cấu đề tài:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo
Chương 2. Thực trạng sử dụng cntt trong quản lý đào tạo ở Trung tâm GDTX Tỉnh Hải Dương
Chương 3. một số biện pháp sử dụng cntt trong quản lý đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 773
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 825
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16