Mã tài liệu: 128286
Số trang: 140
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản lý giáo dục
Những năm qua cùng với tốc độ phát triển liên tục về kinh tế, xã hội. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào. Quy mô giáo dục được duy trì và ngày càng phát triển, nhưng chưa thật cân đối đồng đều giữa các địa phương. Một trong những vấn đề mà ngành giáo dục phải quan tâm tìm hiểu nguyên nhân thấu đáo và tìm giải pháp hữu hiệu để khắc phục hiện nay là hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh đặc biệt là ở những vùng miền khó khăn.
Đối với vùng khó, lâu nay khi nói đến việc xóa đói giảm nghèo thì phương diện vật chất được xác định đầu tiên và hầu như lấn át các yếu tố khác. Nhưng xóa đói kiến thức, giảm nghèo nhận thức mới thực sự là sự xóa đói giảm nghèo một cách căn cơ nhất cho sự phát triển bền vững và ổn định xã hội. Hiện tượng học sinh bỏ học hàng loạt đến mức báo động như trong thời gian vừa qua đặt ra nhiều vấn đề cho cả xã hội suy nghĩ và lo lắng.Theo báo cáo giám sát toàn cầu về phát triển giáo dục của UNESCO trong 5 năm gần đây đã có hơn 3,5 triệu học sinh phổ thông các cấp bỏ học, trong đó con em của những gia đình nghèo khó ở những vùng sâu, vùng xa chiếm một tỷ lệ đáng kể. Khả năng rất lớn là sẽ có khoảng từng ấy (thậm chí hơn nữa) một lực lượng lao động dự trữ của xã hội có trình độ rất thấp và buộc phải mưu sinh chủ yếu bằng cách bán mồ hôi giá rẻ.Vì đã nghèo lại thiếu tri thức, nên chính họ sẽ là người gánh chịu nhiều thua thiệt nhất, gặp nhiều rủi ro nhất trong quá trình vận động và phát triển của xã hội với những biến chuyển khôn lường, phức tạp. Đồng thời cũng từ đó tạo ra hai cực phân hóa giàu nghèo càng gay gắt hơn, xung đột lợi ích sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Mặt khác chất lượng cuộc sống và sự hưởng thụ hạnh phúc của con người ngày càng liên quan mật thiết với hiệu quả giáo dục mà họ được đào tạo. Điều đáng lo ngại nhất ở đây là trong vòng 5 đến 10 năm nữa thì hàng triệu học sinh bỏ học vừa qua chính là nguồn lao động trẻ trong giai đoạn mà đất nước đang cần một sự tăng tốc mạnh mẽ để tiến về cái đích của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy hãy nhìn nhận nghiêm túc, triệt để và toàn diện về vấn đề học sinh bỏ học như là một nguy cơ khủng hoảng nguồn nhân lực có báo trước. Bên cạnh đó tình trạng này cũng tiềm ẩn gây ra những bất ổn xã hội khó lường đoán hết được.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của luận văn được chia là 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng học sinh bỏ học và biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh.
Chương 3: Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 243
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 913
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 799
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1034
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 13496
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 899
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 1105
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 928
⬇ Lượt tải: 19