Mã tài liệu: 252925
Số trang: 115
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,179 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
I. Lý do chọn đề tài
Đến nửa sau thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành một hệ
thống với nền kinh tế tư bản phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển này đã
chuyển chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang tư bản độc quyền với
những tổ chức lũng đoạn có vai trò quyết định tới hoạt động kinh tế. Sự
phát triển mạnh mẽ nền kinh tế đã làm tăng nhu cầu về thuộc địa nhằm đáp
ứng nhu cầu về: nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa và nhân công lao
động. Chính vì vậy, các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa ngày càng
được đẩy mạnh. Mục tiêu xâm lược trong thời gian này của chủ nghĩa đế
quốc là vùng châu Á rộng lớn giàu tiềm năng. Như chúng ta đã biết quá
trình xâm lược thuộc địa tìm kiếm thị trường ở châu Á đã được các nước
Anh, Pháp tiến hành từ thế kỷ XVII, nhưng đến thế kỷ XIX quá trình này
mới thực sự được đẩy mạnh với cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc,
Nhật Bản, Newzeland, Mianma, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt
Nam .Cho đến cuối thế kỷ XIX hầu hết các nước đều bị biến thành thuộc
địa, nửa thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, chỉ trừ có Nhật Bản và Thái Lan,
một hệ thống thuộc địa trên thế giới đã được hình thành.
Trước xu thế bành trướng phương Đông của các nước tư bản đế quốc,
nhiệm vụ đặt ra cho các nước Châu Á là phải bằng mọi cách bảo vệ nền
độc lập dân tộc, nhưng bảo vệ bằng cách nào trong điều kiện, hoàn cảnh đất
nước lúc bấy giờ - một chế độ phong kiến lỗi thời với nền kinh tế nông
nghiệp nghèo nàn lạc hậu? Chính vì vậy, trước sức mạnh của chủ nghĩa
phương Tây, hầu hết các nước đều thực hiện chính sách đóng cửa, nhằm
ngăn chặn sự xâm lược của bọn đế quốc, ở Việt Nam cũng thế. Chúng ta đã
thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng mở cửa hạn chế không giống như
Nhật Bản và Thái Lan khi bị bọn đế quốc xâm lược hai nước ấy đã nhận
thức được tính ưu việt của nền văn minh phương Tây. Bên cạnh việc đi xâm
lược, nô dịch bóc lột tàn ác nhân dân lao động nhưng các nước tư bản đã vô
hình chung đã cung cấp một thứ vũ khí lợi hại cho các dân tộc mà chúng đi
xâm lược là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật chính vì thế mà họ đã định ra
con đường đúng đắn cho dân tộc mình phải mở cửa, học tập khoa học kỹ
thuật phương Tây để thoát khỏi họa ngoại xâm. Nhờ đó mà Nhật Bản và
Thái Lan đã thoát khỏi ách thống trị của tư bản đế quốc.
Sự phát triển của chủ nghỉa tư bản là một nhu cầu phát triển khách quan
trong qui luật phát triển của lịch sử nhân loại. Tuy nhiên ta có thể thấy mặt
trái của quá trình phát triển này là sự nô địch đàn áp bóc lột những người
dân lao động, trước những hành động bóc lột dã man ấy cuộc đấu tranh của
các dân tộc, quốc gia với hình thức đấu tranh dân chủ được diễn ra.
Năm 1858 thực dân Pháp cho quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà – Đà
Nẵng chính thức xâm lược nước ta. Với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh
để chiếm lấy Đà Nẵng làm căn cứ bàn đạp, từ đó đánh vào nội địa tiêu diệt
sinh lực của triều đình Huế, bóp chết sức kháng chiến của ta buộc chúng ta
phải đầu hàng. Trước những âm mưu và hành động xâm lược ấy, ở giai
đoạn đầu của cuộc chiến dưới sự lãnh đạo của triều đình Huế phong trào
đấu tranh của quần chúng nhân dân đãn phát triển mạnh mẽ bước đầu ngăn
chặn bước chân xâm lược của thực dân Pháp. Thế nhưng về sau này, với
sức mạnh ưu thế về quân sự cuộc đấu tranh ấy đã gặp phải những khó khăn.
Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước trước sự xâm lược ấy nhà
Nguyễn có vị trí và vai trò như thế nào? Toàn bộ hệ thống quan lại của triều
đình đã làm gì để cùng nhà vua tìm ra sách lược cứu nước? Trong số đó thì
Phan Thanh Giản là vị quan có thể nói là trụ cột của triều đình – ông đã làm
gì để cùng với triều đình Huế chống Pháp? Vị trí và vai trò của ông trong
việc làm này như thế nào? Trong giai đoạn hiện nay chúng ta đã có cái nhìn
mới, khách quan hơn về vai trò, vị trí của nhà Nguyễn cũng như của Phan Thanh Giản trong công cuộc đấu tranh chống sự xâm lược của chủ nghĩa
thực dân. Chính vì vậy để hiểu rõ hơn về vai trò ấy tôi đã quyết định chọn
đề tài này để tìm hiểu, nghiên cứu, ngoài ra còn xuất phát từ sở thích và
lòng say mê phương pháp nghiên cứu, nhằm áp dụng những kiến thức đã
học trong một bài viết cụ thể, cũng như mong muốn góp phần nhỏ bé hiểu
biết của mình về Phan Thanh Giản để mọi người biết thêm về ông, đồng
thời làm nguồn tư liệu để thực hiện công việc nghiên cứu sau này.
Con người là chủ thể của xã hội, con người chính là nhân tố làm nên lịch
sử. Mỗi một người đều hoạt động theo mục đích riêng của mình, nhưng
những hoạt động ấy lại chịu sự chi phối của những quy luật phát triển chung
của toàn xã hội. Vì vậy, việc học tập, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử của
một thời đại, một quốc gia dân tộc, ta không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu sự
kiện trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà còn phải tìm hiểu những con
người cụ thể đã góp phần làm nên lịch sử trong các điều kiện khác nhau .
Lịch sử là lịch sử của quần chúng nhân dân, nhưng các vĩ nhân cũng có vai
trò qua trọng trong sự phát triển của xã hội. Vì vậy việc tạo biểu tượng
chính xác về các nhân vật lịch sử có ý nghĩa giáo dục hết sức quan trọng.
Bởi mỗi nhân vật lịch sử đều đại diện cho giai cấp nhất định, nhiều đặc
điểm cá nhân tiêu biểu là đăc trưng chung cho gia cấp mà cá nhân phục vụ.
Cho nên trong học tập lịch sử, cần phải hình dung một cách tương đối đầy
đủ và rõ ràng từng nhân vật lịch sử cụ thể, qua đó tìm hiểu bản chất từng
giai cấp hay tầng lớp xã hội nhất định. Hoạt động của mỗi nhân vật lịch sử,
nhất là những nhân vật đại diện cho quyền lợi dân tộc, của quần chúng nhân
dân, có tác dụng cụ thể hóa một sự kiện lịch sử làm sáng tỏ những vấn đề
cơ bản của dân tộc.
Ngoài ra việc tìm hiểu về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản còn có ý
nghĩa quan trọng góp phần làm sáng tỏ về con người ông – một nhân vật mà
từ trước tới nay đã có rất nhiều những ý kiến khác nhau khi nhận định về
ông. Để từ đó khi trở về trường với vai trò là người dạy sử cho những học sinh thân yêu của mình tôi có thể phần nào giúp cho các em nhận thức đúng
đắn về một con người suốt đời vì dân vì nước vậy mà khi chết đi lại mang
tiếng là “ Phan lâm mãi quốc triều đình khí dân”. Đồng thời với vùng đất
Nam Bộ ngày nay nơi tôi đang sinh sống và học tập họ đã có những cái
nhìn rất thiện cảm về con người Phan Thanh Giản việc nghiên cứu vấn đề
này tôi không mong mỏi gì hơn là mọi người chúng ta hãy trả về cho ông
những gì mà ông có và mọi người sẽ có tình cảm đặc biệt hơn về con người
này.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề nhà nước phong kiến dưới triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc đã
được giới sử học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, đề cập ở những
góc độ khác nhau trong công trình nghiên cứu của mình. Việc nghiên cứu
về Triều Nguyễn được bắt đầu từ thế kỷ XIX , cho đến nay có rất nhiều
công trình được xuât bản lưu hành. Đề tài khóa luận mà tôi thực hiện cũng
là vấn đề nằm trong phạm vi nhà nước phong kiến dưới Triều Nguyễn.
Ngoài những công trình nghiên cứu về Triều Nguyễn có liên quan đến đề
tài, còn có nhiều tác giả nghiên cứu sâu về nhân vật lịch sử Phan Thanh
Giản với công cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở nửa sau thế kỷ
XIX – Một con người được giới sử học đặc biệt quan tâm từ trước tới nay.
Khi đề cập tới vấn đề Triều Nguyễn đã có rất nhiều công trình khoa học
nghiên cứu với những tác phẩm khá đồ sộ và có giá trị lớn. Vì vậy ở đây em
chỉ xin giới thiệu một số những công trình tiêu biểu có liên quan tới đề tài
mà trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tôi tham khảo.
Tác giả Trần Trọng Kim với tác phẩm “Việt Nam sử lược” nghiên cứu
lịch sử Việt nam từ thời thượng cổ đến khi thực dân pháp xâm lược và cai
trị nước ta. Tác phẩm gồm 2 tập, tập 2 gồm 16 chương trong đó từ chương
5 đến chương 11 đề cập tới các vần đề khác nhau dưới thời Tự Đức: như là quan chế, binh pháp, thuế má, vua Tự Đức Tác phẩm do Viện Sử học xuất
bản năm 1971.
Tác giả Trần Văn Giàu với tác phẩm sự khủng hoảng của chế độ phong
kiến nhà Nguyễn trước năm 1858, do nhà xuất bản Văn hóa xuất bản năm
1958. Tác phẩm gồm 6 chương nghiên cứu về chế độ phong kiến Triều
Nguyễn trước khi thực dân pháp xâm lược.
Tác giả Nguyễn Phan Quang trong cuốn sách “Việt Nam thế kỷ XIX”
(1802 - 1884) đã đề cập đến lịch sử Việt nam trong giai đoạn này. Đây là
công trình có sự thu thập từ các nguồn tư liệu gốc, tư liệu điền giã và tiếp
xúc với nhiều nhân chứng. Bên cạnh những mảng tài liệu được gạn lọc từ
chính sử, tác giả còn bổ sung và đính chính từ nguồn tư liệu địa phương.
Tác phẩm gồm 3 phần trong đó phần một nêu nên tình hình xã hội nước ta
nửa đầu thế kỷ XIX và chính sách Triều Nguyễn. phần III đề cập tới quá
trình thực dân Pháp xâm lược nước ta và đối sách của Triều Nguyễn trước
cuộc xâm lược đó. Sách do NXB Tp. HCM xuất bản năm 2002.
Tác giả Nam Xuân Thọ với tác phẩm “ Phan Thanh Giản ” ( 1796 -
1867). Tác phẩm gồm 13 chương nêu nên tất cả cuộc đời Phan Thanh Giản
về tiểu sử, hành trạng, quá trình đi sứ sang Pháp ký hòa ước Nhâm Tuất
1862 . Sách do NXB Tân Việt xuất bản năm 1957.
Tác giả Nguyễn Duy Oanh với tác phẩm “ Chân dung Phan Thanh Giản
” do Bộ văn hóa giáo dục và thanh niên xuất bản năm 1974. Tác phẩm là sự
kế thừa của tác phẩm Phan Thanh Giản của Nam Xuân Thọ trong đó có bổ
sung thêm một số tư liệu lịch sử bằng Hán văn, Pháp văn và một số thơ văn
có giá trị lớn về mặt lịch sử. Tác phẩm gồm 2 phần, phần 1 nói về thân thế
và sự nghiệp của Phan Thanh Giản, phần 2 là quá trình sau khi Phan Thanh
Giản uống thuốc độc tự tử. Phần này gồm 5 chương, trong đó Tác giả dành
chọn chương 5 để công luận bình phẩm. Tác giả Trương Bá Cần với tác phẩm “Kỷ niệm 100 năm ngày pháp
chiếm nam kỳ”. Tác phẩm là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả trong đó
Trương Bá Cần với bài viết “Phan Thanh Giản với việc mất 3 tỉnh miền
Tây”. Trong bài viết này tác giả đã đề cập tới quá trình pháp chiếm Nam
Kỳ và mưu lược của Pháp đồng thời nêu nên trách nhiệm của Phan Thanh
Giản trong việc mất 6 tỉnh nam kỳ.
Tác phẩm thuộc thể loại văn học “Phan Thanh Giản nỗi đau trăm năm”
của tác giả Hoàng Lại Giang. Trên cơ sở những tư liệu trực tiếp hay gián
tiếp, những tư liệu văn bản và những tư liệu mang tính chất dân gian tác giả
đã dựng lại bức tranh khá hoàn chỉnh về cuộc đời, con người Phan Thanh
Giản từ khi mẹ mất cho tới cuối đời của ông
Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản là tập hợp tất cả
các bài viết của các nhà sử học. Tác phẩm là tập hợp những bài tham luận
của 2 cuộc hội thảo vào năm 1994 và 2003 để ghi nhận một chặng đường
nhận thức dài cùng với những biến thiên của lịch sử dân tộc. Chân dung
Phan Thanh Giản đang dần trở lại với cái nhìn đầy lòng vị tha truyền thống
của người Việt Nam. Tác phẩm được đăng trên tạp chí xưa và nay xuất bản
năm 2006.
Phan Thị Minh Lễ - Chương Thâu với tác phẩm Thơ văn Phan Thanh
Giản, do nhà xuất bản Hội nhà Văn xuất bản năm 2005. Tác phẩm là tập
hợp tất cả những bài thơ do Phan Thanh Giản sáng tác trong suốt cuộc đời
của mình. Trong đó có bộ Lương Khê Thi văn Thảo, được coi là tư liệu gốc
có giá trị về nhiều mặt, có thể giúp chúng ta tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu,
nhận định, đánh giá nhân vật lịch sử có tầm cỡ trong thời kỳ cận đại.
Ngoài ra trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử, tạp chí xưa và nay cũng
có nhiều bài viết liên quan đến đề tài. Trong đó tiêu biểu là các bài viết của
các nhà sử học: Trần Huy Liệu với bài viết “ Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định về
Phan Thanh Giản” đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 55, tháng 10 năm
1996, tại Hội thảo khoa học ở viện sử học. Qua bài viết tác giả nhận định
đối với Phan Thanh Giản, một nhân vật có nhiều khía cạnh, nhiều tình tiết,
nên việc đánh giá ông cũng có nhiều phiền phức. Cuối bài viết giáo sư trần
kết luận “ Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghĩa, phản lại nguyện
vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc của nhân dân”. Từ luận điểm ấy Trần
Huy Liệu đã phủ nhận sạch trơn mọi đức hạnh của ông như liêm khiết, yêu
nước, thương dân.
Ngô Minh với bài viết “Phan Thanh Giản đã được giải oan sau 150
năm”. Qua bài viết tác giả đã nêu lên tâm tư, tình cảm của một người con
quê hương Bến Tre khi đến thăm viếng Phan Thanh Giản. Đồng thời tác giả
còn khái quát quá trình nhận định đánh giá của giới sử học từ năm 1963 đến
nay. Qua bài viết tá giả đã nêu nên ước mong của mình “tôi cứ ước ao
không chỉ ở Bến Tre, Vĩnh Long mà tên của Đại thần Phan Thanh Giản tài
hoa, khí tiết sẽ được đặt cho nhiều trường học và đường phố miền Nam như
trước đây”. Bài viết được đăng trên báo tiền phong ngày 28/9/2008.
Huỳnh Công Tín với bài viết “Tưởng nhớ ngày mất của Tiến sĩ Phan
Thanh Giản (mồng 5 tháng 7 năm Đinh Mão – 4-8-1867)”. Qua bài viết tác
giả đả nêu nên tất cả những đức hạnh tốt đẹp của con người Phan Thanh
Giản, sự nghiệp của ông và đồng thời giới thiệu những tập thơ của Phan
Thanh Giản. Bài viết được đăng trên bào điện tử cần Thơ ngày 9/8/2008.
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết về Phan Thanh Giản trên các số tạp chí , báo
tuổi trẻ, tiền phong .nhưng ở đây tác giả chỉ xin điểm qua một số bài viết
tiêu biểu.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi còn tham khảo nguồn tư liệu
gốc: Đại nam thực lục, Đại nam liệt truyện, Châu bản triều Tự Đức III. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu tìm hiểu về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản có rất
nhiều mặt cần ngiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này em chỉ giới
hạn ở việc tìm hiểu nghiên cứu ở các nội dung sau:
Thứ nhất là tìm hiểu tình hình thế giới, khu vực và trong nước ở nửa sau
thế kỷ XIX
Thứ hai tìm hiểu về tiểu sử và hành trạng của Phan Thanh Giản, bên
cạnh đó tìm hiểu những đối sách mà nhà Nguyễn thực hiện trước âm mưu
xâm lược của thực dân Pháp đồng thời tìm hiểu vị trí vai trò nhà Nguyễn
trong việc bảo vệ nền độc lập như thế nào? Để qua đó sẽ đi vào tìm hiểu
nhân vật lịch sử cụ thể là tìm hiểu về Phan Thanh Giản.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài em dựa trên quan điểm lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và cơ sở phương pháp luận
nghiên cứu khoa học đề trình bày, phân tích, nhận định các mối quan hệ
tương quan giữa những chính sách mà Triều Nguyễn đề ra trong việc chống
Pháp xâm lược trên cơ sở đó vạch ra những việc làm cụ thể cho tưng bộ
phận, cá nhân trong đó có Phan Thanh Giản để từ đó rút ra bản chất, quy
luật, khuynh hướng chủ đạo của sự vận động, phát triển của các sự kiện,
hiện tượng lịch sử. Hơn đâu hết, với một vương triều có thể nói là hết sức
phức tạp lâu nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm đánh giá khác nhau, nhiều
khi trái ngược nhau, việc vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể nghiên cứu
càng là yêu cầu đặt nên hàng đầu.
Khi thực hiện đề tài này em đã dùng phương pháp lịch sử và phương
pháp logic. Đồng thời còn dùng phương pháp tổng hợp và so sánh đối chiếu
lịch sử để nghiên cứu. Em đã không tách rời những hoạt động của Phan
Thanh Giản với hoạt động chống Pháp của Triều Nguyễn , với bối cảnh
chung của các nước trong khu vực. Việc nhìn nhận đối tượng trong tính hệ thống và trong mối quan hệ so sánh đó sẽ góp phần làm nổi bật thực chất,
đặc điểm và có những nhận định khách quan hơn về vị trí vai trò của Triều
Nguyễn cũng như của Phan Thanh Giản trong cuộc chống Pháp bảo vệ độc
lập dân tộc.
V. Bố cục đề tài
Phần 1: Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
III. Giới hạn nội dung ngiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Kết cấu đề tài
Phần 2: Phần nội dung
Chương 1. Hoàn cảnh quốc tế và Việt Nam ở nửa sau thế kỷ XIX
I. Hoàn cảnh quốc tế ở cuối thế kỷ XIX
II. Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược
Chương 2. Phan Thanh Giản tiểu sử và hành trạng
I. Tiểu sử
II. Hành Trạng
III. Phan Thanh Giản với công cuộc chống Pháp bảo vệ nền độc lập dân tộc
Chương 3. Con người Phan Thanh Giản
I. Một con người có nhân cách lớn
II. Một nhà yêu nước sớm có tư tưởng canh tân
Kết luậ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 3177
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 1058
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 775
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 5832
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 181
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem