Mã tài liệu: 88615
Số trang: 28
Định dạng: docx
Dung lượng file: 8,748 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1. Chương trình Ngữ văn THCS từ năm học 2001 – 2002 được thực hiện theo Quyết định 03/2002 – BGD&ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một trong những nguyên tắc nổi bật nhất trong chương trình Ngữ văn đổi mới kì này là việc học tuân theo nguyên tắc tích hợp và tích cực. Với nguyên tắc này, việc biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn đã có những đổi mới đáng kể. Đó là 3 phân môn Văn, Tiếng việt, Tập làm văn được học song song, đồng bộ, cùng chung một cuốn sách, chung một bài học. Mỗi bài học đều gồm 3 phân môn.
Tuy nhiên, trên thực tế việc dạy phân môn Tập làm văn trước đây cũng như hiện nay chưa được giáo viên và học sinh thực sự coi trọng như 2 phân môn Văn và Tiếng Việt.
Xảy ra tình trạng trên có nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân chủ quan của giáo viên. Trên thực tế, không ít giáo viên kiến thức tập làm văn nhất là tập làm văn nghị luận còn rất hạn chế, lúng túng. Cũng có giáo viên nhận thức chưa thật đồng đều giữa việc dạy 3 phân môn, thường chỉ nghiên cứu sâu về các giờ giảng văn bản, cung cấp kiến thức Tiếng Việt. Có nguyên nhân khách quan. Ví như tâm lý học sinh chỉ thích nghe giảng văn, làm bài tập Tiếng Việt mà không thích học văn, làm bài tập làm văn…
Trên thực tế chúng ta lại thấy : kết quả của một học sinh đối với môn Ngữ văn lại được đánh giá bằng điểm bài viết tập làm văn thường kì. Trong 5 bài kiểm tra lấy điểm hệ số 2 có tới 3 bài viết tập làm văn 2 tiết hoặc ở lớp 7 có 4 bài thì cũng có 2 bài viết tập làm văn 2 tiết. Hay khi thi học kì hoặc thi THPT phần viết tập làm văn cũng chiếm từ 40% - 50% số lượng bài viết bởi kết cấu đề thi vần thường gặp : 20% trắc nghiệm, 80% tự luận : trong đó : 30% câu hỏi ngắn, viết đoạn, 50% bài tập làm văn. Chính vì thế, nhiều em học sinh nghe giảng văn chăm chú, say mê học văn nhưng bài viết Tập làm văn điểm lại không cao.
Thực hiện chương trình SGK đổi mới THCS cho đến nay đã bước sang năm thứ 10. Nhưng qua thực tế giảng dạy tại các trường phổ thông THCS dư luận của giáo viên, học sinh khi tiếp nhận chương trình này đều thấy khó thực hiện, học sinh lớp 7 khó tiếp thu, vận dụng kĩ năng làm bài kiểu bài Nghị luận này. Vì thế, ai cũng đồn rằng học lớp 7 khó lắm, giáo viên thì ngại dạy lớp 7. Tôi đã từng tiếp xúc với phụ huynh là giáo viên tiểu học, cô có tâm sự : Con mình năm nay học lớp 7, mình không có điều kiện nhiều để dạy con cũng như đi sâu nhưng thấy bảo Ngữ văn lớp 7 khó lắm à ? Nghe nói vậy, tôi cũng không biết trả lời như thế nào cho thoả đáng, nhưng với kinh nghiệm 4 năm đã dạy lớp 7 liên tục tôi khẳng định rằng bất kì kiến thức nào cũng là khó, có điều người dạy làm như thế nào cho học sinh hiểu được cái cốt của nó, làm cho học sinh thích học nó thì sẽ trở nên dễ dàng.
Kết cấu đề tài:
I. Những kiến thức và kinh nghiệm dạy văn Nghị luận
II. Yêu cầu của hệ thống bài tập :
III. Các bài tập cụ thể :
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 3551
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 639
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 883
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 1057
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 4015
⬇ Lượt tải: 31
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 3516
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 1601
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 159
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 154
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 694
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1448
⬇ Lượt tải: 16