Mã tài liệu: 20211
Số trang: 1
Định dạng: docx
Dung lượng file: 21 Kb
Chuyên mục: Giáo dục mầm non
Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi nhanh chóng từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Công cuộc đổi mới này đã đặt ra những yêu cầu cấp bách về nguồn nhân lực đối với ngành giáo dục đó là cần phải đào tạo ra những người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, tự lập nghiệp và lo được cuộc sống của mình, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nghị quyết TƯ 4 khóa VII đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.” Tiếp tục sau đó, nghị quyết TW 2 khoá VIII cũng đã khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học”
Thống nhất quan điểm và thực hiện chủ trương trên, ngành giáo dục và đào tạo đã và đang tiến hành đổi mới từ mục tiêu, nội dung, chương trình SGK cũng như cách đánh giá và đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, từ việc thống nhất quan điểm đến việc hiểu thấu đáo cụm từ “đổi mới phương pháp dạy học” và triển khai trong thực tiễn dạy học vẫn còn là một khoảng cách và cần có nhiều đầu tư nghiên cứu. Chẳng hạn, nói đến đổi mới PPDH thì hầu hết GV nói chung và GVTH nói riêng đều hiểu rằng cần đưa thêm một số PPDH mới vào trong nhà trường với nhiều hình thức tổ chức dạy học phong phú, với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học và thiết bị dạy học hiện đại. Điều này không đồng nghĩa với việc phủ nhận các PPDH truyền thống mà trên cơ sở kế thừa các PPDH truyền thống; khai thác thế mạnh của các PPDH truyền thống để sử dụng theo định hướng tích cực hoá người học.
Việc kế thừa chỉ có thể thực hiện trên cở sở hiểu biết sâu sắc các PPDH truyền thống với các KTDH tương ứng để từ đó phân tích, sàng lọc, hạn chế bớt những nhược điểm, kế thừa các ưu điểm và sử dụng một cách tinh tế hơn, nhuần nhuyễn và chuyển tải được những dụng ý sư phạm rõ ràng hơn nhằm gợi ra các hoạt động tự giác, tích cực của người học. Đây là một vấn đề thuộc về KTDH; tức là PPDH ở cấp độ vi mô. Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới chương trình và SGK đ• cơ bản hoàn thành; việc đổi mới các phương tiện dạy học với các trang thiết bị ngày càng hiện đại đ• thực sự mở đường và tạo cơ sở ban đầu cho đổi mới PPDH. Việc nghiên cứu đổi mới PPDH xét cho cùng nó không thể chỉ dừng lại ở quan điểm, ở nguyên tắc và quy trình sử dụng mà phải đắn đo suy nghĩ tính toán đến từng thao tác cụ thể của GV ở trên lớp.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 30204
⬇ Lượt tải: 81
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 1875
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 1493
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 1130
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 1861
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 994
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 1334
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 1132
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 4155
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 260
👁 Lượt xem: 2045
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 1857
⬇ Lượt tải: 20