Mã tài liệu: 250227
Số trang: 8
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 563 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
Cấp sinh trưởng cây rừng là một chỉ tiêu được nhà lâm nghiệp sử dụng để đánh giá không chỉ
đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật của cây rừng, tuyển chọn cây chặt cây chừa trong nuôi dưỡng rừng,
mà còn được sử dụng như một chỉ tiêu để giải thích sự cạnh tranh giữa các cá thể cây rừng, phân
tích động thái của lâm phần dưới ảnh hưởng của các biện pháp lâm sinh, xác định sự phân hoá cây
rừng và tính không đồng nhất của môi trường rừng .Chính vì thế mà phân cấp sinh trưởng cây
rừng luôn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu về rừng. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của
lâm sinh học. Từ trước đến nay đã có rất nhiều hệ thống phân cấp sinh trưởng cây rừng; trong đó
đáng kể nhất là hệ thống phân loại của G. Kraft (1884) (Đức), W. Shadelin và Leibundgyt (Thụy Sĩ).
Nhưng qua nhiều năm ứng dụng các hệ thống phân loại này, nhiều nhà lâm học nhận thấy thiếu sót
lớn nhất của chúng là sử dụng rất nhiều biến dự đoán định tính (do đó việc đo đạc chúng phụ thuộc
vào chủ quan của con người), và bằng các hệ thống phân loại này không thể dự đoán được tiềm năng
sinh trưởng của rừng đến kỳ khai thác chính. Để khắc phục những thiếu sót này, B.D. Zưnkin (Dẫn
theo I.X. Melekhov, 1988) (Nga) đã cải tiến hệ thống phân loại của Kraft bằng việc chỉ sử dụng hệ
số đường kính thân cây. Hệ thống phân cấp sinh trưởng cây rừng của Zưnkin được gọi là phân cấp
năng suất; đối tượng ứng dụng là rừng thuần loài đồng tuổi. Nhưng phân loại cấp sinh trưởng cây
rừng chỉ dựa vào đường kính thân cây cũng không thể đánh giá chính xác đặc điểm về kinh tế - kỹ
thuật của cây rừng. Bởi vì hai cây có đường kính bằng nhau, nhưng có thể khác nhau về chiều cao
toàn thân và chiều cao dưới cành lớn nhất còn sống, về độ lớn của tán lá, về hình dạng thân (thẳng
hay cong) Nhận thấy rằng, muốn đánh giá chính xác các đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật của cây
rừng và dự đoán được tiềm năng sinh trưởng của rừng đến kỳ khai thác chính, rõ ràng cần phải có
những mô hình toán học để dự đoán khuynh hướng biến đổi đường kính và chiều cao thân cây, thể
tích thân cây và các chỉ tiêu khác. Vì thế, việc tìm kiếm một phương pháp phân cấp sinh trưởng cây
rừng có cơ sở tốt về lâm sinh - kinh tế vẫn là vấn đề được nhiều nhà lâm học quan tâm. Bài báo
này giới thiệu kết quả ứng dụng hàm tách biệt (Discriminant Function) để phân cấp sinh trưởng cây
rừng dựa trên ba nhân tố định lượng là đường kính thân cây, chiều cao thân cây và chiều cao dưới
cành lớn nhất còn sống
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 1594
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 1120
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 859
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 1133
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 998
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 16