Mã tài liệu: 295182
Số trang: 34
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 540 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
MỞ ĐẦU
Tương là một sản phẩm truyền thống có từ lâu đời. Tương là một gia vị rất thông dụng trong mâm cơm của người Việt Nam và một số nước Châu Á khác, nó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từ ngày xưa, người ta đã biết cách làm tương từ hạt đậu nành. Vậy tương chính là sản phẩm thủy phân protein từ đậu nành.Có rất nhiều phương pháp truyền thống làm tương. Các phương pháp này mang đặc trưng riêng của từng vùng. Ở Việt Nam có các loại tương nổi tiếng như sau: tươngTương Cự Đà ( Hà Tây),tương Nam Đàn (Nghệ Tĩnh),tương Bần (Hải Hưng). Ở các nước Châu Á khác: Nhật bản: kikkoman, shoyu, tamari…, Trung Quốc: tương tàu…
Hiện nay, người ta đã chuyển cách làm tương thủ công sang quy mô công nghiệp để sản xuất liên tục, như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Trong bài tiểu luận này, nhóm em sẽ giới thiệu một cách cơ bản về phương pháp làm tương truyền thống và công nghệ sản xuất hiện đại.
1.1. Nguồn protein:
Đậu nành, đậu phộng. Trong đó, đậu nành được sử dụng là chủ yếu vì protein trong đậu nành cao hơn và đậu nành chứa đầy đủ các acid amin giống acid amin thịt, trứng.
Đậu nành có tên khoa học là Glycine Max Merril. Đậu nành có nhiều màu sắc khác nhau. Trong đó đậu nành màu vàng là loại tốt nhất được trồng và sử dụng nhiều.
Hạt đậu nành gồm ba bộ phận:
Vỏ hạt chiếm 8% trọng lượng hạt. Phôi chiếm 2%.
Tử diệp chiếm 90%.
Trong thành phần hóa học của đậu nành, thành phần protein chiếm một tỷ lượng rất lớn. Thành phần acid amin trong protein của đậu nành ngoài methyonine và tryptophane còn có các acid amin khác với số lượng khá cao tương đương lượng acid amin có trong thịt.
Trong protein đậu nành, globuline chiếm 85 – 95% ngoài ra còn có một lượng như
albumin, một lượng không đáng kể prolamin và glutenlin.
Hydratecarbon chiếm khoảng 34% hạt đậu nành. Phần hydratecarbon có thể chia
làm hai loại: loại tan và không tan trong nước. Loại tan trong nước chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng hydratecarbon. Thành phần khoáng chiếm khoảng 5% trọng lượng chất khô của hạt đậu nành. Trong đó đáng chú ý nhất là Ca, P, Mn, Zn và Fe. Hàm lượng các chất khoáng này như trình bày ở bảng 10.
Ngoài ra, đậu nành còn chứa rất nhiều vitamin khác nhau trừ vitamin C và D.
Đậu nành là loại hạt giàu chất dinh dưỡng như protein, lipid, glucid, muối khoáng
và vitamin. Chính vì thế, đậu nành là một nguồn thực phẩm quan trọng và được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Mỹ, Brazil. Ở Việt Nam, đậu nành được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc và Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 655
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 661
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1405
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 1261
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 794
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 881
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem