Mã tài liệu: 295172
Số trang: 60
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 15,302 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới nghề nuôi cá biển đã được phát triển từ 30 năm nay và ngày càng trở thành một ngành sản xuất kinh doanh quan trọng, có ý nghĩa chiến lược của nhiều quốc gia có biển. Trong 10 năm gần đây xuất khẩu các loài cá biển nuôi
như: cá song, cá giò, cá cam, cá măng, cá bơn, cá ngừ, vv…đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho các nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,Singapore, Hồng Kông, Úc, Na Uy…
Theo báo cáo của Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC)sản lượng cá biển nuôi năm 1997 của Indonesia đạt 831,485 tấn, Philippin đạt282,119 tấn, Malaysia đạt 11,757 tấn.
Na Uy là nước nhập khẩu công nghệ nuôi cá biển của Nhật Bản từ năm1986, nhưng năm 1997 sản lượng cá biển nuôi đạt 600 nghìn tấn đứng đầu thếgiới về năng suất và sản lượng.
Trong năm 1975 sản lượng NTTS trên thế giới chỉ đạt 9 triệu tấn, chiếm khoảng 10 % tổng sản lượng thủy sản (88 triệu tấn), nhưng trong năm 1995 sản lượng NTTS thế giới đạt 31 triệu tấn, chiếm 25 % tổng sản lượng thủy sản, 124 triệu tấn.
Trung Quốc mới phát triển nuôi cá khoảng 10 năm gần đây nhưng đã đạt nhiều thành tựu trong nghiên cứu và sản xuất. Đến cuối năm 1997 Trung Quốc đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất giống của nhiều loài cá biển. Giống cá biển từ các trại sản xuất nhân tạo đã được đưa vào nuôi trên 3 triệu lồng, sản lượng năm 1997 đạt hàng chục ngàn tấn.
Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển nuôi biển nói chung và nuôi cá nói riêng. Do đặc điểm: Bờ biển dài 3.260 km, với nhiều eo, vũng vịnh kín gió, nhiều đầm phá rộng lớn là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển NTTS, đặc biệt là nuôi biển, trong đó nuôi cá biển ngày càng được chú trọng. Một số loài cá có giá trị kinh tế đã và đang được nuôi hiện nay như: cá mú (Epinephelus spp), cá giò (Rachycentron canadum), cá chẽm (Lates calcariper), cá cam (Seriola spp), cá hồng (Lutijanus erythropterus)…Tuy nhiên nguồn giống chủ yếu thu từ tự nhiên và nhập ngoại, số lượng và chất lượng không ổn định. Tính bền vững của việc cung cấp giống trong sự phát triển dài hạn sẽ trở ngại lớn đối với nghề nuôi cá biển.
Đã từ lâu người dân Duyên hải Bắc Bộ truyền miệng rằng “chim, thu, nhụ, đé”. Đến nay cá chim vẫn được xếp đứng đầu trong hàng tứ quý về cá biển. Vì thịt cá thơm ngon hấp dẫn, hàm lượng dinh dưỡng cao, rất được ưa chuộng.
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) là loài phân bốtương đối rộngở vùng biển nhiệt đới, Tây Thái Bình Dương, Nhật Bản, ĐàiLoan, Indonesia, miền Nam Trung Quốc. Nước ta cá phân bố chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ. Cá có kích cỡ thương mại 0,8 -1 kg/con, giá trị kinh tế cao với giá bán 100.000 VNĐ/kg, thị trường xuất khẩu: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Singapore. Đây là một đối tượng mới, chưa được nghiên cứu nhiều và bắt đầu được nuôi ở Việt Nam.
Song song với việc bảo tồn các loài cá quý ở vùng biển nước ta, còn góp phần thực hiện chủ trương của nhà nước về đa dạng hóa đối tượng nuôi có giá trị kinh tế. Nhằm thúc đẩy nghề nuôi cá lồng biển ở Việt Nam phát triển trong những năm tới.
Được sự phân công và cho phép của Bộ môn Hải sản, Khoa NTTS, Trường ĐH Nha Trang, em thực hiện đề tài “Tìm hiểu kỹ thuật ương giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) tại Trại Thực nghiệm sản xuất Hải sản- Vĩnh Hòa - Nha Trang”.
Mục tiêu của đề tài: Nhằm tìm hiểu quy trình ương giống cá chim vây vàng, góp phần hoàn thiện công nghệ sản xuất giống nhân tạo. Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài triển khai với các nội dung sau:
1. Tìm hiểu hệ thống bể ương và vệ sinh bể.
2. Thả giống và mật độ ương.
3. Các biện pháp kỹ thuật quản lý và chăn sóc.
4. Theo dõi tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và thu hoạch.
Đề tài được hoàn thành với sự cố gắng và nỗ lực của em, tuy nhiên do thời gian có hạn, điều kiện trại thực tập còn thiếu, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Nha Trang, tháng 6 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hà
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
A. Kết luận.
Nước được bơm trực tiếp từ biển lên bể lắng (V = 12 m3) đặt ở trong nhà, sau 2 - 3 ngày để chất bẩn, rác lắng hết. Khi sử dụng thì dùng máy bơm chìm để bơm nước đến các bể ương, nước được lọc qua túi siêu lọc. Cá chim vây vàng được ương giống trong bể xi măng (V = 4,5 m3), bể được vệ sinh cẩn thận trước khi dùng.
Kỹ thuật ương nuôi cá chim vây vàng trong bể xi măng giai đoạn từ cá hương lên cá giống.
+ Mật độ ương: 1 – 1,5 con/L.
+ Thức ăn cho cá chim vây vàng ở giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống là thức ăn tổng hợp NRD, kích cỡ hạt thức ăn tăng theo cỡ miệng của cá. Trong quá trình nuôi có sử dụng xen kẽ với thức ăn tôm (mục đích nhằm giảm chi phí sản xuất).
+ Yếu tố môi trường trong quá trình ương giống nằm trong khoảng thích hợp để cá sinh trưởng và phát triển: Nhiệt độ: 27- 31 0C; pH: 7,5 - 8,2; Oxy hòa tan: 4,7
- 6,8 mgO2/L; độ kiềm: 119 - 136 mgCaCO3/L, độ mặn 32 – 34 ppt.
+ Sihon được tiến hành hàng ngày (1 – 2 lần/ngày).
+ Thay nước được tiến hành hàng ngày (1-2 lần/ngày), thay 50 -90% lượng nước trong bể.
+ Cá không bị bệnh, sống khỏe mạnh.
+ Sau 25 ngày ương từ cá hương lên cá giống (cá 60 ngày tuổi), chiều dài cá đạt 46 - 47 mm/con, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài 1,08 mm/ngày.
+ Đợt 1: Sau 25 ngàyương nuôi, thu hoạch được 17.850 con giống, tỷ lệsống đạt 96,49 %. Đợt 2 thu hoạch được 66.470 con giống, tỷ lệ sống đạt 97,75%.
+ Trong quá trình ương nuôi không thấy hiện tượng cá ăn thịt lẫn nhau.
+ Thu hoạch: Mật độ vận chuyển 100 - 150 con/túi nilon (4 - 5 L nước), tỷ lệ
nước : O2 là 1 : 2, nhiệt độ nước trong túi là 25 – 27 0C.
- Thí nghiệm: Mật độ ương 2 con/L.
+ Thức ăn: NT1 (cho ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp, tỷ lệ cho ăn 10 % khối lượng thân), NT2 (cho ăn hoàn toàn thức ăn cá tạp, tỷ lệ cho ăn 50 – 60 % khối lượng thân), NT3 (cho ăn nửa thức ăn tổng hợp, nửa thức ăn cá tạp).
+ Sau 28 ngày thí nghiệm loại thức ăn có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá chim vây vàng ương giai đoạn từ cá hương lên cá giống.Cá ở NT3 ăn nửa thức ăn tổng hợp, nửa thức ăn cá tạp có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Kết thúc thí
nghiệm cá ở NT1có chiều dài và khối lượng là 44 mm/con và 2,16 g/con. Ở NT2đạt chiều dài và khối lượng là ( 46,67 mm/con và 2,18 g/con); cá ở
NT3 tăng
trưởng cao nhất (chiều dài là 52,7 mm/con và khối lượng là 2,82 g/con).
+ Tỷ lệ sống cao và không có sự khác nhau giữa các nghiệm thức.
B. Đề xuất ý kiến.
- Trong quá trình ương giống cá chim vây vàng, nên 8 – 10 ngày tiến hành phân cỡ 1 lần. Bởi đây là loài cá háu ăn, tốc độ tăng trưởng nhanh và có sự phân đàn.
- Nên có những nghiên cứu về bệnh của cá chim vây vàng để khi ương giống đạt tỷ lệ sống cao nhất.
- Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng trong thức ăn để giảm tỷ lệ dị hình khi
ương giống.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 674
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 189
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 849
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16