Mã tài liệu: 253767
Số trang: 56
Định dạng: rar
Dung lượng file: 578 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 3
1.2.1. Mục đích của đề tài 3
1.2.2. Yêu cầu của Đề tài 3
Phần thứ hai: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Nguồn gốc và sự thuần hóa trâu nhà 4
2.1.1. Trâu sông (River Buffalo) 5
2.1.2. Trâu đầm lầy (Swamp Buffalo) 6
2.1.3. Trâu Việt Nam 7
2.2. Tình hình chăn nuôi trâu 9
2.2.1. Tình hình chăn nuôi trâu trên thế giới 9
2.2.2. Tình hình chăn nuôi trâu ở Việt Nam 11
2.3. Đặc điểm sinh sản của trâu 13
2.3.1. Đặc điểm hệ sinh sản của trâu 13
2.3.2. Hoạt động sinh dục của trâu đực 14
2.3.3. Hoạt động sinh dục của trâu cái 14
2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của con trâu 16
2.3.4.1. Tuổi thành thục về tính 16
2.3.4.2. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu 17
2.3.4.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 18
2.3.4.4. Số con đẻ ra trong một đời trâu cái 19
2.3.4.5. Nhịp đẻ và tỉ lệ đẻ 20
2.3.4.6. Tình mùa vụ trong sinh sản của trâu 21
Phần thứ ba: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 22
3.1. Đối tượng nghiên cứu 22
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 22
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 22
3.3.1. Nội dung nghiêu cứu 22
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 22
3.4. Phương pháp xử lý số liệu 23
Phần thứ tư: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. Đặc điểm tự nhiên-kinh tế, xã hội của xã Vân Hoà 24
4.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình 24
4.1.2. Khí hậu thuỷ văn 25
4.1.3. Điều kiện kinh tế-Xã hội 28
4.2. Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp của xã Vân Hoà 30
4.2.1. Tình hình sử dụng đất ngành trồng trọt 30
4.2.1.1. Tình hình sử dụng đất ở Vân Hoà 30
4.2.1.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt ở xã Vân Hoà 31
4.2.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi 33
4.3. Tình hình phát triển chăn nuôi trâu của xã Vân Hoà 35
4.3.1. Diễn biến đàn trâu qua các năm 35
4.3.2. Cơ cấu đàn trâu ở xã Vân Hoà 37
4.3.3. Quy mô chăn nuôi trâu ở xã Vân Hoà 39
4.3.4. Phương thức chăn nuôi trâu 39
4.3.5. Hiện trạng sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi trâu tại xã Vân Hoà 41
4.3.5.1. Một số loại phụ phẩm chủ yếu dùng cho chăn nuôi trâu ở Vân Hoà 41
4.3.5.2. Tỷ lệ và những hạn chế trong việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi trâu ở Vân Hoà 42
4.4. Đặc điểm sinh sản của đàn trâu ở xã Vân Hoà 43
4.4.1. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu 43
4.4.2. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 46
4.4.3. Tỷ lệ đẻ 49
4.4.4. Mùa sinh sản 50
4.4.5. Biểu hiện động dục của trâu cái 54
Phần thứ năm: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56
5.1. Kết luận 56
5.2. Đề nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt Vấn Đề
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”, câu châm ngôn từ xa xưa đó đã nói lên đầy đủ và phong phú sự gắn bó khăng khít giữa con trâu với đời sống người nông dân Việt Nam trên đồng ruộng cùng với nền văn minh lúa nước ở nước ta. Người nông dân Việt Nam nuôi trâu chủ yếu để cày bừa làm đất nông nghiệp, cung cấp phân bón cho cây trồng và làm sức kéo cho các ngành vận tải khác. Nguồn thức ăn chính của trâu lại là cỏ tươi và các phụ phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, thân cây ngô đã thu bắp và dây lang, dây lạc . Vì vậy mà người ta thường nói rằng con trâu “ăn giả, làm thật”
Song ngày nay, cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông nghiệp, vai trò của con trâu trong sản xuất nông nghiệp đã dần dần có sự thay đổi. Mặc dù vậy con trâu vẫn là nguồn sức kéo chính trong nông nghiệp ở một số vùng. Ngoài cung cấp sức kéo con trâu còn cung cấp thịt, sữa cho tiêu dùng hàng ngày của con người, da và sừng cho các nghành thủ công mỹ nghệ. Tác giả Việt Nông 2000 đã viết “Chẳng dễ gì mà một sớm một chiều bỏ được sức kéo của con trâu”.
Ngày nay để thích ứng với xu thế phát triển mới trong nông nghiệp là sản xuất hàng hoá, nông dân đã có sự điều chỉnh về phương thức trong sản xuất nói chung và trong chăn nuôi trâu bò nói riêng. Đó là chuyển từ chăn nuôi trâu bò cày kéo sang chăn nuôi trầu bò cày kéo kết hợp với sinh sản, lấy sữa, lấy thịt và phương thức chăn nuôi này đã thể hiện được tính ưu việt của nó. Nó đã tăng nguồn thu nhập đáng kể và góp phần thực hiện chủ trương “xoá đói giảm nghèo” của Đảng và Nhà nước.
Theo tài liệu của tổng cục thống kê năm 2009, tổng đàn trâu nước ta là 2966,4 nghìn con, đứng thứ 7 trong 50 nước có nuôi trâu trên thế giới. Sản lượng thịt xuất chuồng là 59,8 nghìn tấn chiếm 42,1% tổng lượng thịt trâu bò tiêu thụ trên thị trường cả nước. Sự phân bố đàn trâu là không đồng đều giữa các vùng, nó tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc (58,85%) và Bắc trung bộ, đồng thời sự phát triển số lượng của đàn trâu cũng rất khác nhau giữa các vùng. ở các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn có sự tăng đều qua các năm, trong khi đó đàn trâu ở các tỉnh đông bằng Nam bộ và đồng bằng Sông Hồng lại có xu hướng giảm về số lượng đàn trâu.
Nhiều nhà khoa học cho rằng: có nhiều nguyên nhân làm cho số lượng đàn trâu nước ta không những không tăng trong những năm gần đây mà khối lượng cơ thể còn có xu hướng giảm. Một trong những nguyên nhân quan trọng là tỷ lệ sinh sản của đàn trâu thấp và một số đàn trâu ở một số vùng do tập quán chăn nuôi quảng canh, sinh sản tự nhiên gây nên hiện tượng đồng huyết do đó mà đàn trâu có chiều hướng giảm về tầm vóc và chất lượng. Trong thời gian qua công tác giống của ta làm chưa tốt, đặc biệt là trâu đực giống chưa được chú ý chọn lọc. Tuy nhiên mấy năm trở lại dây ngành chăn nuôi nước ta gặp nhiều rủi ro (dịch cúm ở gia cầm và lở mồm long móng ở lợn thường xuyên xảy ra) do đó thịt trâu bò trên thị trường được tiêu thụ mạnh hơn. Đây chính là cơ hội cho ngành chăn nuôi phát triển.
Là một xã phía Nam của huyện Ba Vì, Vân Hoà được đánh giá là có tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc, trong đó có con trâu. Để đánh giá sự phát triển của đàn trâu, cũng như nghiên cứu biện pháp thúc đẩy sự tăng trưởng của đàn trâu chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu và một số đặc điểm sinh học của đàn trâu ở xã Vân Hoà - huyện Ba Vì - Hà Nội”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1.Mục đích của đề tài
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi trâu của xã Vân Hoà - huyện Ba Vì - Hà Nội.
- Xác định một số đặc điểm sinh sản của đàn trâu ở xã Vân Hoà từ đó đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao khả năng sinh sản của đàn trâu tại địa phương.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Thực hiện tốt mục đích của đề tài đặt ra. Các số liệu thu được phải chính xác, trung thực và phục vụ tốt cho mục đích của đề tài
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 798
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 1133
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 871
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 1024
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 747
⬇ Lượt tải: 25