Mã tài liệu: 70247
Số trang: 130
Định dạng: docx
Dung lượng file: 571 Kb
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Thực hiện mô hình nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng nhân tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển. Để thực hiện sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân, thực hiện hiệu quả chương trình xoá đói, giảm nghèo và rút ngắn khoảng cách về mức sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp dân cư, các vùng, miền trong cả nước.
Việc làm luôn là vấn đề sống còn, là mối quan tâm hàng đầu trong các chính sách KT - XH của các quốc gia. Hiệu quả của việc GQVL gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, do đó quá trình CNH, HĐH và ĐTH đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt, là trong 10 năm gần đây, tốc độ phát triển các KCN, KĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH diễn ra rất nhanh. Đi liền với xu thế này là việc thu hồi đất bao gồm đất ở và đất nông nghiệp của một bộ phận dân cư, chủ yếu là các vùng ven đô thị, vùng có tiềm năng và điều kiện phát triển KT - XH. Điều đó, đòi hỏi Nhà nước phải có một hệ thống chính sách đồng bộ để vừa đẩy nhanh tốc độ phát triển KT - XH của địa phương, của đất nước, vừa đảm bảo được lợi ích của người lao động thuộc diện thu hồi đất.
Ninh Bình là một tỉnh nghèo thuộc đồng bằng sông Hồng. Việc phát triển các KCN và KĐT sẽ giúp Ninh Bình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm và cải thiện được đời sống cho người lao động trong tỉnh. Trong những năm vừa qua, việc quy hoạch lại các khu dân cư, chỉnh trang đô thị, xây dựng, nâng cấp các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH và là một trong những chính sách lớn của các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề GQVL cho người dân có đất do Nhà nước thu hồi còn gây ra nhiều vấn đề KT - XH rất bức xúc. Đó là, tình trạng người dân khi bị thu hồi đất phải thu hẹp diện tích canh tác, mất việc làm truyền thống, phải chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi chỗ ở. Trong khi đó, tỉnh lại chưa chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết cho người dân có đất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp, gây nên tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng tìm kiếm cho mình một công việc mới. Bởi vì, họ chỉ có nghề làm ruộng, trình độ văn hoá thấp, trình độ CMKT không có, nên không dễ gì kiếm được việc làm trong các ngành nghề khác hay vào làm trong các DN công nghiệp. Do đó, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, không chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc sống của người dân khi bị thu hồi đất đã và đang diễn ra khá phổ biến.
Tình trạng này càng đặc biệt khó khăn đối với bộ phận nông dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Việc thu hồi đất của nông dân thường không gắn liền với GQVL họ vào các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, đã đẩy một bộ phận nông dân vào tình trạng rất khó khăn, làm giảm hiệu quả của công cuộc đổi mới. Tình trạng này đã và đang làm nẩy sinh nhiều vấn đề KT - XH gay gắt. Mặt khác, việc đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp mới chỉ chú ý đến mặt lượng, mà bỏ qua mặt chất. Mặc dù, số tiền mà Nhà nước phải bỏ ra để đền bù cho những người dân về những thiệt hại mà họ phải gánh chịu là không nhỏ, nhưng trong nhiều trường hợp số tiền đó không những không giúp cho người nông dân thiết lập một cuộc sống tốt hơn, mà còn gây nên những tác động xã hội tiêu cực. Nhiều hộ nông dân không có khả năng sử dụng số tiền đền bù vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đời sống của những người bị thu hồi đất vốn đã khó khăn càng trở nên khó khăn hơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 778
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 869
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 777
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 671
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 734
⬇ Lượt tải: 16