Mã tài liệu: 77592
Số trang: 26
Định dạng: docx
Dung lượng file: 80 Kb
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Việt Nam với đặc trưng là một nước nông nghiệp, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất hàng nông sản phát triển. Một số mặt hàng nông sản đã là thế mạnh của Việt Nam trong thời gian qua như: cà phê, cao su, hạt điều...
Thứ nhất, mặt hàng cà phê được phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam trên nhiều tỉnh trung du, cao nguyên và miền núi. Trước kia cà phê được trồng gồm 3 loại: cà phê chè (Arabica), cà phê vối (Robusta) và cà phê mít (Exceta). Nay chỉ còn cà phê chè và cà phê vối được trồng ở những vùng sinh thái khác nhau. Do chú trọng đầu tư thâm canh nên cà phê Việt Nam đã cho năng suất và sản lượng cao. Liên tục nhiều năm năng suất tăng rõ rệt từ 600-700kg nhân/ha, nay đạt bình quân 1,4 tấn nhân/ha, cá biệt có nơi từ 4-4,5 tấn nhân/ha. World bank đánh giá năm 1996 năng suất cà phê vối (Robusta) của Việt Nam 1,48 tấn/ha xếp thứ nhì thế giới, sau Contatica (1,5 tấn/ha), xếp trên Thái Lan (0,99 tấn/ha).Cùng với năng suất, diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam cũng đang tăng ở mức rất cao, có xu hướng tiếp tục tăng và đến năm 1999 - 2000 vẫn ở vị trí thứ 2 sau Brazil.
Thứ hai, mặt hàng hạt điều.
Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu thì hạt điều chiếm một vị trí quan trọng, kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 100 triệu USD, xếp thứ ba trên thế giới về sản lượng và đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu. Kế hoạch của ngành điều đến năm 2005 là nâng sản lượng điều thô lên 230 nghìn tấn, xuất khẩu 45.000 tấn hạt điều nhân, kim ngạch 220 triệu USD năm.
Trong một thời gian dài, nghề hạt điều phát triển một cách tự phát, lại không được quy hoạch. Sản lượng điều thu hoạch niên vụ 1998 vào khoảng 100.000 tấn, niênvụ 1999 chỉ còn 70.000 tấn đáp ứng chưa được 30% nhu cầu của các nhà máy chế biến. Vụ điều năm 2000 sản lượng đã lên đến 160.000 tấn và là sản lượng cao nhất kể từ trước đó. Nhưng nhìn chung năng suất của điều Việt Nam còn rất thấp, bình quân chung cả nước khoảng 7 tạ/ha. Nguyên nhân khách quan là do thời tiết thất thường, sâu bệnh nhưng chính những yếu tố chủ quan lại là yếu tố tác động lâu dài và trực tiếp nhất. Đó chính là giống điều lâu nay đem trồng không được tuyển chọn qua các cơ quan chuyên ngành, hoàn toàn do nông dân tự chọn, nguồn dinh dưỡng từ đất đã cạn kiệt sau nhiều năm thu hoạch nhưng không được bồi dưỡng, làm cỏ, cải tạo. Hậu quả là nhiều diện tích cho năng suất thấp, cây điều bị thoái hóa, không ra quả. Do đó nhà nước cần hỗ trợ nông dân qua các công tác khuyến nông và tín dụng nông nghiệp, mặt khác cần đầu tư bằng vốn ngân sách, xây dựng các hệ thống trang trại thí nghiệm, chọn giống, nhân giống, phổ biến kỹ thuật cho các vùng sinh thái - sản xuất điều khác nhau. Đây là yếu tố hàng đầu giúp nông dân nâng cao năng suất.
Thứ ba, một số sản phẩm nông nghiệp khác.
Một số mặt hàng nông sản khác của nước ta đã có bước phát triển rõ rệt, sản xuất tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao, cơ cấu kinh tế đang dần được chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh của các vùng, các địa phương cũng như trong cả nước, đã hình thành nhiều vùng hàng hóa tập trung tương đối lớn. Kinh tế nông thôn có những bước chuyển biến khá, đời sống nông dân ở nhiều vùng được cải thiện, nhưng vấn đề nổi bật là các loại sản phẩm này có chất lượng thấp, tổ chức tiêu thụ còn nhiều yếu kém, thường xuyên xảy ra tình trạng, nhiều khi tiêu thụ không kịp, nhất là trong vụ thu hoạch, giá cả xuống thấp gây thiệt hại cho nông dân. Tình trạng này kéo dài làm cho người làm nông sản buộc phải chuyển đổi các loại cây trồng, hoặc quy về sản xuất tự cung tự cấp, hoặc chuyển sang nghề kia.
Qua những yếu tố trên đây có thể nói tình hình sản xuất hàng nông sản của Việt Nam vẫn mang tính chất của nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp và mới đang trong quá trình chuyển sang nền sản xuất hàng hóa, năng suất lao động thấp do đó kéo dài thời gian sản xuất sản phẩm nên không tạo được sức cạnh tranh trên thị trường.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 661
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 1160
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16