Mã tài liệu: 129067
Số trang: 172
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta, phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân, là một trong những chủ trương và giải pháp phát triển kinh tế quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Những thành tựu nổi bật đạt được trong những năm đổi mới vừa qua đã khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chủ trương và giải pháp đó. Hiện nay, "Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn... (vẫn đang) là loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, (sẽ) tồn tại, phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn" [43, 11].
Vùng núi nước ta chiếm 3/4 diện tích cả nước, là vùng có ý nghĩa chiến lược trong các cuộc cách mạng. Hiện nay, là địa bàn sinh sống của
24 triệu người, với 54 dân tộc anh em. Các hộ gia đình dân tộc và miền núi, trước đây cũng như hiện nay phần lớn là những hộ gia đình nông dân (khoảng 3 triệu hộ), vì vậy mọi sự đổi thay về kinh tế miền núi trước hết được biểu hiện ở sự chuyển biến trong nông nghiệp, nông thôn và hình thức kinh tế hộ gia đình nông dân. Trong những năm đổi mới vừa qua, sản xuất nông nghiệp miền núi đã có nhiều cố gắng và đạt được những tiến bộ khá. Sự đóng góp vào những tiến bộ chung đó của hình thức kinh tế hộ gia đình nông dân miền núi là to lớn và quan trọng. Tuy nhiên, so với những kết quả và thành tựu đạt được thì những việc chưa làm được, những tồn tại yếu kém của kinh tế hộ gia đình nông dân như trình độ phát triển còn ở mức rất thấp, thực trạng sản xuất nhỏ, tự nhiên, tự cung tự cấp và đói nghèo còn là phổ biến, nhiều vấn đề bức thiết trong quá trình phát triển chưa được quan tâm giải quyết thỏa đáng, còn làm day dứt nhiều cấp, nhiều ngành.
Thực tế đó, đã và đang đặt ra những yêu cầu cần thiết phải nghiên cứu, khảo sát đánh giá một cách khách quan thực trạng kinh tế hộ gia đình nông dân vùng dân tộc và miền núi, từ đó xác định một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn để thúc đẩy hình thức kinh tế đó phát triển nhanh và bền vững.
Là người dân tộc, là cán bộ của tỉnh Sơn La, sau nhiều năm công tác, học tập, nghiên cứu tôi đã lựa chọn đề tài: "Phát triển kinh tế hộ gia đình miền núi trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta", nhằm góp một phần đáp ứng những yêu cầu cấp bách đó.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân trong cơ chế thị trường
Chương : Kinh tế hộ gia đình nông dân miền núi và Tây Bắc,ở nước ta hiện nay
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và những giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình Miền núi
trong cơ chế Thị trường ở Nước ta hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 169
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 228
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 190
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 181
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 172
👁 Lượt xem: 802
⬇ Lượt tải: 16