Mã tài liệu: 58865
Số trang: 30
Định dạng: docx
Dung lượng file: 137 Kb
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Xây dựng đất nước có nền kinh tế phát triển, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc là mục tiêu lý tưởng nủa Đảng và Nhà nước ta. Từ mục tiêu lý tưởng ấy, Đảng và Nhà nước có nhiểu chủ trương, chính sách để xây dựng nền kinh tế đất nước nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, thực hiện mong muốn của Bác Hồ “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Từng bước sánh vai với các nước trên thế giới.
Nhìn lại trặng đường đã qua hơn mười năm đổi mới, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, đời sống mọi mặt của nhân dân từng bước được nâng lên. song bên cạnh đó cũng bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết nhược điểm cần giải quyết. Đặc biệt là sự trênh lệch về mức sống có su hướng ngày càng lớn giữa miền xuôi và miền núi. Đời sống đồng bào miền núi nói chung rất khó khăn, nghèo nàn và lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người quá thấp. Những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có chính sách để phát triển kinh tế miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo. Tuy nhiên vùng núi vẫn là vùng nghèo đói của đất nước. Tỉnh Lào Cai là một trong sáu tỉnh rất khó khăn thuộc khu vực miền núi phía Bắc đang nằm trong tình trạng ấy.
Vấn đề đặt ra với một tỉnh miền núi có nhiều thế mạnh về đất đai, về rừng, về tài nguyên khoáng sản, nhân dân cần cù lao động nhưng vẫn là tỉnh đói nghèo và lạc hậu là phải làm gì để phá vỡ tỉnh trạng đó.
Những năm vừa qua, thực hiện chủ trương của Đảng về từng bước đưa tỉnh Lào Cai thoát khỏi nghèo, lạc hậu Tỉnh đã đưa ra mục tiêu tổng quát là “khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực địa phương, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị để phát triển kinh tế hàng hoá”. Mục tiêu trên chính là nguyện vọng của tỉnh và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Để đạt được mục tiêu trên, cần xác định một cơ cấu cây trồng hợp lý, nó phải phù hợp với thực tế khách quan của tỉnh. Có xác định được một cơ cấu cây trồng hợp lý mới nhằm khuyến khích các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiên đại hoá thì mới thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Với điều kiện là một tỉnh miền núi, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng là một nội dung cần được quan tâm và triển khai tích cực. Hiện nay sản xuất nông nghiệp mới chỉ tập chung chủ yếu ở cây lương thực. Lương thực vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng thu nhập của người nông dân. Như vậy sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh phải chuyển dịch theo hướng cộng nghiệp hoá, hiên đại hoá, góp phân xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên không thể coi nhẹ sản xuất lương thực mà vẩn phải đảm bảo an toàn lương thực tại địa phương.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là một vấn đề rất quan trọng, nhằm khai thác mọi thế mạnh của mỗi địa phương và trong cả nước, nhằm ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của mỗi địa phương không giống nhau cho nên việc đề ra và thực hiên phương hướng, giải pháp chuyển dịch cơ câu cây trồng ở mỗi địa phương là khác nhau.
Tỉnh Lào Cai là một tỉnh miền núi vùng cao, kinh tế xã hội của tỉnh có điểm xuất phát thấp. Trong thời kỳ đổi mới cơ cấu cây trồng của tỉnh đã có sự chuyển biến nhưng mới là bước đầu. Kết cấu hạ tầng của tỉnh còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí thấp. Trình độ quản lý kinh tế của cán bộ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Nhìn chung tỉnh còn nhiều khó khăn lúng túng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Là một tỉnh nông dân chiếm đa số, nhưng đội ngũ cán bộ chuyên ngành nông nghiệp còn thiếu rất nhiều, trình độ dân trí thấp, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vừa thiếu vừa yếu đã hạn chế, ảnh hưởng nhiều tới việc tiếp thu khoa học công nghệ mới, giảm khả năng khai thác thế mạnh của địa phương.
Đảng, chính quyền tỉnh đã đề ra phương hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Để khắc phục những khó khăn nêu trên nhằm thực hiện được phương hướng đã đề ra, cần phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ và toàn diện.
Chuyển dịch cơ cấu cây trông theo hướng sản xuất hàng là một nội dung tương đối mới mẻ của tỉnh, là một vấn đề có tính cách mạng trong sản xuất nhưng cũng là một đòi hỏi khách quan, cấp bách. Điều đó đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh phải có một quyết tâm cao, nỗ lực tích cực, có sự năng động sáng tạo, biết kết hợp tiềm năng thế mạnh của tỉnh với các nguồng lực bên ngoài cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước.
Chuyển dịch cơ câu cây trông theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Lào Cai trong bối cảnh chuyển từ nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp, còn chịu ảnh hưởng nhiều của cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đầy những biến động phức tạp nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Trong bối cảnh đó, bài viết cố gắng tìm ra một số nguyên nhân, điểm mạnh điểm yếu của tỉnh về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, góp phần vào xoá đói giảm nghèo của tỉnh.
Kết cấu đề tài:
Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận chung.
I. Khaí niệm về chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
II. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá.
Phần hai: Thực trạng chuển dịch cơ cấu và những định hướng về chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá.
A. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của Tỉnh Lào Cai.
I. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của Tỉnh.
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của Tỉnh Lào Cai.
B. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên phạm vi toàn tỉnh và những định hướng chuyển dịch.
I. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo vùng.
II. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo diện tích.
III. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo mùa vụ, theo giá trị sản xuất.
Phần ba: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy nhanh quá trình Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá.
I. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá.
II. Một số kiến nghị nhằm đẩy nhanh quá trình Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá.
III. Một số dự báo về phát triển kinh tế xã hội vùng đông bắc của viện chiến lược và phát triển kinh tế – Bộ kế hoạch và đầu tư Hà Nội .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 141
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 806
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 686
⬇ Lượt tải: 16