Mã tài liệu: 128539
Số trang: 106
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Việt Nam là một nước mà trong giai đoạn hiện nay khu vực nông nghiệp truyền thống vẫn được coi là khu vực chủ yếu. Vai trò và vị trí của ngành kinh tế nông nghiệp đối với nền kinh tế nói chung và các ngành kinh tế khác nói riêng cho thấy ngành kinh tế nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam từ trước cho đến nay.
Trước nay, nông nghiệp luôn là ngành kinh tế làm nền cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, thông tin và nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng tăng đã tác động mạnh đến nền sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp và thuỷ sản. Từ đó, đòi hỏi sự thay đổi về chất cũng như về lượng; Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề tất yếu. Cơ cấu sản xuất nông - lâm - thuỷ sản của vùng lãnh thổ và của cả nước chuyển dịch dưới sự tác động của các điều kiện chủ quan và khách quan qua từng giai đoạn lịch sử, song nó luôn được hoàn thiện và phát triển bền vững. Và sự chuyển dịch cơ cấu này ảnh hưởng tới toàn bộ các vùng trong cả nước. Và Tỉnh Vĩnh Phúc cũng nằm trong sự thay đổi lớn mang tính tất yếu đó.
Ngay từ khi mới tái thiết lập (vào tháng 1 năm 1997), Tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định ngành nông nghiệp là ngành kinh tế chính trong quá trình phát triển. Tỉnh Vĩnh Phúc đã sớm triển khai xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội để đặt mục tiêu phát triển cho những năm tiếp theo. Nhưng thực tế ngành nông nghiệp của Tỉnh Vĩnh Phúc những năm đó vẫn phát triển một cách tự phát, thiếu sự kiểm soát và thiếu định hướng rõ ràng, còn tồn tại nhiều bất cập khó khắc phục.
Đến năm 2000 Chính phủ ban hành Nghị Quyết 09/ 2000/ NQ - CP về một số chủ trương chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm ngành nông nghiệp đã tạo động lực mới cho phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của cả nước nói chung và của Tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Trong Nghị Quyết Chính phủ nêu rõ: “Việc lựa chọn cơ cấu, qui mô, chủng loại sản phẩm các ngành hàng sản xuất nông - lâm - thuỷ sản phải khai thác được lợi thế của cả nước và của từng vùng, bám sát thị trường trong nước và quốc tế, phải có khả năng tiêu thụ được hàng hoá, có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và sinh thái.
Từ thực tiễn chứng minh rằng Tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang đi dần vào quỹ đạo chung của cả nước tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hướng vào tiến trình chung của cả nước là hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Tuy đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.
Kết cấu đề tài:
Phần I: Cơ sở lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Phần II: Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Phần III: định hướng và Một số giải pháp cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2004 - 2010.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 17