Mã tài liệu: 130471
Số trang: 106
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Làm thế nào thu hút được vốn đầu tư trong nước từ nhân dân để phát triển kinh tế và tạo việc làm là đề tài đã được nhiều người nghiên cứu. Nhiều chính sách của nhà nước cũng đã được ban hành để giải quyết hai vấn đề trên, song kết quả còn nhiều hạn chế. Số vốn trong nước huy động được, số doanh nghiệp được thành lập, số việc làm đã được tạo ra tuy ngày càng nhiều nhưng vẫn bất cập so với khả năng tiềm tàng trong dân cư, so với yêu cầu phát triển của đất nước và nhu cầu việc làm ngày càng tăng của người lao động.
Đối với tỉnh Kon Tum, một trong những vấn đề nổi cộm là số doanh nghiệp được thành lập còn ít so với dân số đô thị, số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mở rộng quy mô, tăng thêm vốn và lao động cũng chưa nhiều. Hiện nay, đại bộ phận các doanh nghiệp ở tỉnh Kon Tum là doanh nghiệp nhỏ và vừa, là loại hình doanh nghiệp được đánh giá là có quy mô tổ chức kinh doanh thích hợp, có nhiều ưu thế về tính năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với yêu cầu của thị trường và là phương tiện rất hiệu quả trong việc huy động vốn đầu tư trong nước và tạo việc làm cho người dân. Việc khuyến khích thành lập và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất cần thiết, phù hợp với điều kiện về vốn, về công nghệ và trình độ quản lý của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh trong nhiều năm qua còn chậm và chưa ổn định. Điều đó xuất phát từ những hạn chế và khó khăn của bản thân doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng; mặt khác tỉnh cũng chưa có các biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là chưa triển khai thực hiện tốt trên thực tế những chính sách, giải pháp đã đề ra.
Để góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh nhằm huy động tối đa tiềm năng về vốn, lao động, tài nguyên, cần thiết phải làm rõ thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh và các biện pháp chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp này, qua đó đưa ra được một số giải pháp chủ yếu nhằm hỗ trợ thành lập và phát triển có hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Kon Tum.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Doanh nghiệp nhỏ và vừa - sự cần thiết hỗ trợ của Nhà nước đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và những giải pháp hỗ trợ của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian qua
Chương 3: Những giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 1459
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 2147
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16