Mã tài liệu: 128339
Số trang: 143
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Việt Nam là nước nông nghiệp, hiện có 80% dân cư và trên 70% lực lượng lao động xã hội sống ở nông thôn, trong đó có hơn 80% lực lượng lao động làm việc trong nông nghiệp. Bởi thế, sản xuất nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu, quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân. Việc chuyển nền nông nghiệp từ tình trạng sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất tự cung tự cấp, độc canh và thuần nông, thành một nền nông nghiệp hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN, là một vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Quá trình chuyển đổi đó nhanh hay chậm, xét đến cùng, tùy thuộc rất nhiều vào diễn biến của quá trình thị trường hóa kinh tế nông nghiệp, nông thôn, quá trình đưa các hộ nông dân vào con đường phát triển sản xuất hàng hóa. Từ năm 1979 cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách (Chỉ thị 100-CT/TW, của Ban Bí thư Trung ương (năm 1981), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4-1980), Nghị quyết Trung ương V (khóa VII), Luật đất đai (1993), Nghị quyết Đại hội VIII, Nghị định 64CP (1993), Luật HTX (1997), Chỉ thị 68 CT/TW (1996)... nhằm thúc đẩy quá trình chuyển biến đó và đã đạt được nhiều thành tựu rõ rệt, khởi sắc, nhất là về mặt sản xuất lương thực. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn còn chậm chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa có hiệu quả. Cho đến năm 1997, số hộ nông dân có sản xuất hàng hóa mới chỉ chiếm khoảng 20% trong gần 12 triệu hộ, tỷ suất hàng hóa trong nông nghiệp còn thấp, thị trường còn nhỏ lẻ, phân tán, nặng tính chất mùa vụ, sức mua của nông dân thấp, số hộ nghèo còn nhiều; các lợi thế so sánh trong trồng trọt, chăn nuôi, cây lương thực, thực phẩm hàng năm và cây công nghiệp lâu năm..., trên mỗi vùng đất nước còn chưa được khai thác tổng hợp và tối ưu nhất.
Đẩy nhanh quá trình chuyển nền nông nghiệp nước ta lên nông nghiệp hàng hóa là một vấn đề còn mới mẻ, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, nhưng đặt trong nguy cơ tụt hậu, trong xu thế và yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong xu hướng hội nhập quốc tế, thì vấn đề này được đặt ra hết sức cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, cần phải tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Những vấn đề chung về sự hình thành và phát triển nông nghiệp hàng hóa ở nông thôn nước ta hiện nay
Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hóa trong nông thôn nước ta
Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp hàng hóa ở nông thôn nước ta
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 16