Mã tài liệu: 125579
Số trang: 77
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Dệt may là ngành có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường vì nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập xã hội mà còn góp phần quan trọng trong chiến lược xuất khẩu thu ngoại tệ, tích luỹ vốn, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới, với làn sóng chuyển dịch sản xuất công nghiệp dệt may sang các nước đang phát triển mở ra những cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy vậy, ngành dệt may Việt Nam cũng đang chịu sức ép cạnh tranh lớn về thị trường trong và ngoài nước và các chính sách thuế khoá, nhập khẩu của thị trường ngoài nước, về các nước sản xuất dệt may xuất khẩu trong khu vực và trên thế giới, về cơ sở vật chất và trình độ công nghệ kỹ thuật hiện có so với các nước khác, về năng suất lao động. Một trong những nguyên nhân nổi cộm làm cho sức ép cạnh tranh lớn về thị trường của hàng dệt may Việt Nam đó là chúng ta chưa tự túc được nguyên liệu mà phần lớn phải nhập khẩu. Hiện nay nhu cầu bông xơ là 60.000 tấn/năm, sản xuất bông xơ trong nước mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu, còn lại 90% phải nhập khẩu. Nếu tự sản xuất bông xơ cung cấp cho ngành dệt may thì rẻ hơn rất nhiều so với nhập khẩu và như vậy giá thành sản phẩm dệt may sẽ giảm và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Hơn nữa việc tự túc được nguyên liệu cũng sẽ tiết kiệm được một lượng ngoại tệ lớn cho quỹ dự trữ ngoại tệ, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Ngoài ra phát triển cây bông trên quy mô lớn thu được hiệu quả về mặt môi trường sinh thái như: phủ xanh đất canh tác, chống xói mòn, chống rửa trôi,....
Như vậy việc phát huy nguyên liệu bông có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ cho ngành dệt may Việt Nam mà còn đem lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Về nội dung, đề tài được chia làm 3 phần, mỗi phần là một chương trong đó:
Chương I: Sự cần thiết phát triển nguyên liệu bông đáp ứng nhu cầu ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010.
Chương II: Đánh giá tình hình phát triển nguyên liệu bông giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2001.
Chương III: Giải pháp phát triển nguyên liệu bông đáp ứng nhu cầu ngành dệt may Việt nam đến năm 2010.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 96
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 2662
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 132
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16