Mã tài liệu: 89680
Số trang: 124
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,737 Kb
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Từ buổi bình minh của lịch sử loài người, nông nghiệp luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nói chung và đảm bảo an ninh cho loài người nói nói riêng. Đúng như Ăng - ghen đã khẳng định, đại ý: nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ thế giới cổ đại và hiện nay nông nghiệp lại càng có ý nghĩa như thế. Nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu cơ bản của con người mà còn là nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xuất – nhập khẩu, tạo việc làm cho dân cư và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển...Vai trò của nông nghiệp vô cùng quan trọng, đặc biệt trong thời đại ngày nay với thực trạng dân số thế giới tăng nhanh cộng với nhu cầu ngày càng cao của con người thì việc phát triển nông nghiệp càng trở nên bức thiết.
Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển lâu đời chính vì thế hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn chiếm một vị trí to lớn trong sản xuất của người dân cũng như trong cơ cấu nền kinh tế. Các biện pháp để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện mà và đạt tốc độ cao luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Nhà nước ta đã đưa ra hàng loạt các chính sách và điều lệ mới khuyến khích phát triển nông nghiệp, cụ thể là tháng 4/1988, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 10 - NQ/TW về tiếp tục đổi mới quản lý nông nghiệp, thực hiện khoán 10 (khoán hộ). Cùng với nhiều chính sách mới được Chính phủ ban hành, nông nghiệp nước ta đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông, lâm thủy sản theo nhiều mô hình khác nhau; chuyển từ sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa; quan hệ sản xuất trong nông nghiệp có bước điều chỉnh phù hợp với công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước, tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và toàn diện.
Là một tỉnh miền núi nằm ở Đông Bắc của nước ta, nông nghiệp chiếm một vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của Yên Bái. Từ thực tiễn đó, Hội Nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá 13 đã ban hành Nghị quyết số 03 - NQ/TU ngày 15/3/1993 về “Tiếp tục đổi mới về phát triển nông thôn, lâm, nghiệp toàn diện, xây dựng nông thôn mới” với định hướng là “Phát triển kinh tế hộ là chủ trương có tính chiến lược của Đảng bộ nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh…khuyến khích các hộ nông dân đầu tư vốn, lao động, kĩ thuật và kinh nghiệm vào đầu tư khai thác có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại, không hạn chế về qui mô, diện tích…”.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn của việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Chương II: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Yên Bái
Chương III: Định hướng phát triển nông nghiệp
Chương IV: Định hướng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Yên Bái
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 964
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 928
⬇ Lượt tải: 16